Mẹ&Con – Mẹ đã bao giờ thắc mắc rằng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có nguy hiểm không và phải xử lí thế nào với trường hợp này? Hãy để Mẹ&Con giúp mẹ tìm lời giải đáp nhé! Bé “đi ngoài” màu cam có đáng lo! Bé đi ngoài ra máu có phải là triệu chứng nguy hiểm không? Con đi ngoài... màu cam

Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt?

Ở trẻ sơ sinh, màu sắc, mùi và độ rắn của phân thay đổi theo độ tuổi và chế độ ăn uống. Thỉnh thoảng phân trẻ có thể lỏng hoặc có bọt do những nguyên nhân sau:

Do hệ tiêu hóa và đường tiết niệu: Khi trẻ còn bé hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Vì thế sẽ làm xảy ra hiện tượng có bọt khi đi ngoài. Đó là biểu hiện chứng tỏ đường ruột của trẻ bị kích thích do chưa tiêu hoá được hết chất đường trong sữa. Thậm chí, có thể do khí tồn tại nhiều trong bụng trẻ khi thoát ra bên ngoài sẽ làm phân sủi bọt.

Do chất lượng sữa mẹ: Sữa mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa của trẻ. Nếu mẹ ăn những đồ khó tiêu hóa, cay nóng, sinh khí nhiều thì sẽ ảnh hướng đến sự tiêu hóa của trẻ.

Do chế độ ăn dặm: Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều tinh bột hay thức ăn khó tiêu cũng làm cho phân của trẻ bị sủi bọt.

trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt (Ảnh minh họa).

Trẻ bị nóng trong người: Hình thái phân thay đổi là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơ thể của trẻ không được khỏe mạnh như thường ngày, có thể do trẻ bị nóng. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ cũng như cho trẻ uống nước, các chất có tính mát giúp trẻ hạ nhiệt.

Trường hợp nào không gây nguy hiểm?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt sẽ là hiện tượng bình thường nếu số lần đi ngoài của trẻ dưới 3 lần/ngày, cân nặng vẫn lên đều, không có dấu hiệu gì của bệnh. Lúc này, mẹ không cần lo lắng, sau một thời gian cơ thể trẻ cân bằng và điều chỉnh lại thì hiện tượng này tự biến mất.

Mẹ nên làm gì?

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Đây là thời điểm trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vì vậy mẹ chỉ cần điều chỉnh lại bữa ăn của mình với dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ bú đúng tư thế, ăn nhiều thực phẩm như sữa chua, bánh mỳ, cháo, rau củ quả và hạn chế các đồ ăn nhanh, cay, nóng… là có thể cải thiện được tình trạng này nhanh chóng.

Đối với trẻ bú sữa công thức: Mẹ kiểm tra lai loại sữa trẻ đang uống xem trẻ có bị dị ứng hay không. Không dị ứng là khi uống một loại sữa mới, trẻ sẽ đi ngoài ra bọt từ 2-3 ngày khi mới bắt đầu để thích nghi với sữa sau đó dừng hẳn. Dị ứng là khi thấy trẻ đi ngoài ra bọt kéo dài thì mẹ cần thay đổi loại sữa khác cho trẻ.

Đối với trẻ ăn dặm: Mẹ cần tham khảo để điều chỉnh cho trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Chú trọng cho trẻ các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột và các món bánh kẹo, nước ngọt, nước có gas… Khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ chú trọng quấy chín kỹ bột, cháo để tinh bột được tan ra hoàn toàn. Xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ tiêu hóa hơn.

Bổ sung men vi sinh có lợi: Các loại men tiêu hóa như Lactomin, Smecta, Antibio , cốm bioacimin là những loại chứa nhiều lợi khuẩn probiotic và prebiotic có lợi giúp trẻ cân bằng men tiêu hóa đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đi ngoài sủi bọt. Ngoài ra, nếu cho trẻ uống 1-2 gói các loại men tiêu hóa có lợi mỗi ngày khi trẻ đang ăn dặm có thể giúp trẻ chống lại các bệnh đường tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt 1

Bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ để góp phần làm quá trình tiêu hóa của trẻ ít thay đổi (Ảnh minh họa).

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Khi mẹ thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kèm sốt, quấy khóc, giảm cân, mất nước, mệt mỏi, tiêu chảy… mẹ nên đưa trẻ ngay đến bác sĩ để kịp thời xử lí. Đây là những trường hợp đáng lo ngại. Nếu phân hoặc nước tiểu có máu thì rất có thể trẻ bị nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu mất nước thì có thể trẻ bị tiêu chảy nặng.

Tags:

Bài viết liên quan