Mẹ và Con - Nhiều người mang thai cảm thấy thèm ăn và có lẽ, đây là một chuyện vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, bạn đã biết tại sao bà bầu thường dễ thèm ăn khi mang thai và liệu có trường hợp nào, cảm giác thèm ăn này lại nguy hiểm hay không?

Hành trình mang thai chứa đầy những điều bất ngờ, và một trong số đó là cảm giác thèm ăn khi mang thai. Bạn có thể thèm cả những món mà trước đây mình chưa bao giờ cảm thấy thích.

Mặc dù không phải tất cả phụ nữ khi mang thai đều thèm ăn nhưng hầu hết đều có một hoặc hai lần thèm ăn bất ngờ vào lúc này hay lúc khác. Và đối với một số người, những cảm giác thèm ăn này có thể khá dữ dội và phức tạp, chẳng hạn như bạn có thể thèm một chiếc bánh mì trứng cụ thể từ một cửa hàng bán đồ ăn nhanh vào lúc 3 giờ sáng. Và bạn không thể làm bất cứ điều gì khác ngoài việc nghĩ đến chúng.

Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về cảm giác thèm ăn khi mang thai là gì, khi nào chúng bắt đầu, những cơn thèm ăn này là dấu hiệu cảnh báo điều gì và liệu những cơn thèm ăn này có bao giờ là mối lo ngại về sức khỏe hay không bạn nhé!

Cảm giác thèm ăn khi mang thai là gì?

Thèm ăn khi mang thai là khi bạn thèm ăn một loại thực phẩm cụ thể trong thời kỳ mang thai. Thèm ăn không chỉ là cảm giác muốn ăn một thứ gì đó mà chúng chính xác là những cơn thèm ăn dữ dội liên quan đến cơn đói và thường sẽ không biến mất cho đến khi bạn thật sự được ăn (hoặc nhìn thấy món ăn mà mình đang thèm).

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng 50-90% phụ nữ mang thai cảm thấy thèm ăn. Hầu hết những người này đều thèm ăn trước khi mang thai. Trên thực tế, bên cạnh thời kỳ mang thai, hội chứng tiền kinh nguyệt là thời điểm mà mọi người thường xuyên cảm thấy thèm ăn nhất.

Cảm giác thèm ăn khi mang thai là gì

Điều gì gây ra cảm giác thèm ăn khi mang thai?

Một sự thật thú vị về cảm giác thèm ăn khi mang thai là không ai biết chắc chắn nguyên nhân gây ra chúng là gì. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra một số giả thuyết liên quan đến cảm giác thèm ăn khi mang thai kỳ lạ này. 

Giả thuyết đầu tiên là các hormone thai kỳ làm tăng khứu giác và vị giác của bạn, từ đó tăng cả cảm giác thèm ăn và chán cảm. Một giả thuyết khác cho rằng cảm giác thèm ăn khi mang thai là cách cơ thể giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, nghĩa là bạn thèm đồ ăn có đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Tuy nhiên, nhiều bà bầu thường thèm ăn những thứ có vẻ không có quá nhiều chất dinh dưỡng và điều này khiến giả thuyết trở nên kém thuyết phục hơn.

Các chuyên gia cho biết, các hormone khi mang thai có thể mang đến một số tác động ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ mang thai. Ví dụ, hormone progesterone làm chậm hoạt động ở đường tiêu hóa của bạn, gây đầy hơi và táo bón, cùng với cảm giác no, có thể làm thay đổi khẩu vị của bạn, bao gồm cả những loại thực phẩm bạn thèm ăn. Vì thế, có trường hợp phụ nữ mang thai thường thèm ăn carbs trong thời kỳ đầu mang thai để tránh buồn nôn, nguyên nhân cũng là do hormone tăng cao. 

Điều gì gây ra cảm giác thèm ăn khi mang thai

Nhìn chung, để lý giải về cảm giác thèm ăn khi mang thai thì điều này xuất phát do sự thay đổi các hormone trong thai kỳ. Tuy nhiên, các hormone hoạt động như thế nào và ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai như thế nào thì vẫn chưa có một lời giải thích chính xác cho vấn đề này.

Khi nào cảm giác thèm ăn khi mang thai bắt đầu?

Các chuyên gia dinh dưỡng lẫn chuyên gia sản phụ khoa đều đồng ý rằng, mỗi lần mang thai đều khác nhau và mỗi người phụ nữ khi mang thai đều khác nhau. Do đó, thật khó để nói khi nào thì cảm giác thèm ăn khi mang thai sẽ bắt đầu. 

Tuy nhiên, những khảo sát về hành vi của mẹ bầu trong 9 tháng thai kỳ cho thấy, nhiều người bắt đầu nhận thấy cảm giác thèm ăn trong thời kỳ đầu mang thai, tức ở tam cá nguyệt đầu tiên. Vào thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, nội tiết tố thay đổi mạnh mẽ làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn. Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác này rõ rệt hơn vào khoảng 8 tuần sau khi mang thai.

Các loại thèm ăn phổ biến nhất khi mang thai

Sự thật là, với cảm giác thèm ăn khi mang thai, bạn có thể thèm bất kỳ loại thực phẩm nào. Và giữa các mẹ bầu thì cảm giác này hoàn toàn không giống nhau. Có người bỗng dưng có sở thích ăn kem trong khi có người chỉ thèm ăn những món ăn mặn. Và thậm chí từ lần mang thai này sang lần mang thai khác, các món ăn mà bạn thèm cũng thay đổi rất nhiều.

Một số loại thực phẩm phổ biến mà các mẹ bầu thường thèm khi mang thai có thể kể đến như tinh bột, các món ăn có vị chua, đường,…

Cảm giác thèm ăn khi mang thai kéo dài bao lâu?

Cảm giác thèm ăn khi mang thai thường dữ dội nhất trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ . Tuy nhiên, đối với một số người, chúng có xu hướng đạt đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ hai, sau đó giảm dần vào tam cá nguyệt thứ ba. 

Một số người cho biết, cảm giác thèm ăn khi mang thai không biến mất hoàn toàn sau tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.

Khi nào cảm giác thèm ăn khi mang thai bắt đầu

Khi nào cần thăm khám về cảm giác thèm ăn khi mang thai?

Hầu hết cảm giác thèm ăn khi mang thai đều không có hại và miễn là bạn đang uống vitamin trước khi sinh và áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra đối với sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là có một số cảm giác thèm ăn không an toàn.

Phụ nữ mang thai nên đến thăm khám tại bệnh viện hoặc những cơ sở uy tín nếu thèm những món không phải là thực phẩm. Những ví dụ phổ biến nhất là bụi bẩn, xà phòng giặt, giấy và phấn,… Tình trạng thèm ăn những thứ không phải thực phẩm là triệu chứng của bệnh Pica hay theo dân gian gọi là “ăn bậy”. Việc thèm những thứ không phải thực phẩm có thể là do bạn bị thiếu khoáng chất hoặc dinh dưỡng, hoặc thiếu máu.

Nhìn chung, cảm giác thèm ăn khi mang thai là cảm giác rất bình thường và không nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, với cảm giác thèm ăn khi mang thai, bạn vẫn nên ăn uống điều độ và cân bằng, không vì cảm giác thèm ăn mà ăn vô độ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.