Một làn da khỏe trước hết cần là làn da sạch. Tuy nhiên, những bước như tẩy trang hay dùng sữa rửa mặt chỉ có thể làm sạch lớp bụi bẩn từ bên ngoài mà không thể làm sạch sâu từ bên trong.
Vì vậy, chúng ta cần thêm bước tẩy tế bào da chết. Hiện nay có hai phương pháp tẩy da chết là tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học. Đặc biệt là tẩy tế bào chết hóa học đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các tín đồ làm đẹp.
>> Xem thêm: 4 công thức tẩy tế bào chết bằng cà phê
Tẩy tế bào chết hóa học là gì ?
Tẩy da chết hóa học là phương pháp giúp làm sạch tế bào chết bằng các hoạt chất acid. Theo Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Michelle Lee cho biết tẩy da chết hóa học sẽ hoạt động bằng cách phá vỡ những liên kết giữ các tế bào da mới với nhau. Khi các liên kết giữ những tế bào bị phá vỡ sẽ khiến lớp da bong lên.
Từ đó “nhường chỗ” cho những tế bào mới phát triển. Tẩy da chết bằng phương pháp hóa học sẽ nhẹ nhàng hơn, khi sử dụng thường xuyên làn da trở nên mịn màng và đều màu hơn, lỗ chân lông thông thoáng và giảm các dấu hiệu lão hóa đi đáng kể.
Làn da của chúng ta cũng có cơ chế tự tái tạo làn da mới. Thông thường thời gian tái tạo da sẽ dao động khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, khi làn da của chúng ta tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ khiến da lão hóa và quá trình tái tạo này sẽ chậm hơn.
Chính vì vậy, làn da rất cần chúng ta “hỗ trợ” bằng những phương pháp tẩy da chết định kỳ. Việc tẩy da chết đúng cách sẽ giúp làn da sạch thoáng, mờ thâm và giúp làn da trắng sáng hơn.
Khác với những hình thức tẩy da chết vật lý khác là “mài da” thì các phương pháp tẩy da chết hóa học sẽ hoạt động bằng cách thẩm thấu sâu vào bên dưới lớp da rồi làm sạch da một cách “khoa học” hơn.
Những loại hóa chất được dùng trong phương pháp tẩy tế bào chết hóa học thường là một loại acid khác nhau. Hiện nay, đây là phương pháp tẩy da chết được nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn và yêu thích.
Tuy nhiên, việc lựa chọn những sản phẩm phù hợp với làn da là sẽ giúp tránh những tác dụng phụ không mong muốn và mang đến hiệu quả tốt hơn cho làn da.
Phân biệt tẩy tế bào chết hóa học và vật lý
Khi tẩy tế bào chết hóa học các hoạt chất acid sẽ giúp làm sạch da từ bên trong, ngược lại khi dùng cách tẩy da chết vật lý sẽ tương tự như chúng ta đang mài da thủ công. Cụ thể, những cách tẩy da chết bằng cách dùng dụng cụ như: bàn chải hay các dụng cụ chuyên dụng khác.
Khi chọn phương pháp tẩy tế bào chết vật lý cần phải xem xét về tính nhạy cảm của làn da bạn. Vì phương pháp này khá “khắc nghiệt” so với làn da của đại đa số chúng ta.
Hơn thế, những phương pháp tẩy da chết vật lý thường chỉ tác động bên ngoài mà không thẩm thấu sâu vào da như các thành phần tẩy da chết hóa học. Do đó, khi tẩy da chết vật lý sẽ không đạt được hiệu quả như tẩy da chết hóa học.
Các phương pháp tẩy tế bào chết hóa học
Axit alpha hydroxy (AHA)
AHA (tên đầy đủ là Alpha Hydroxy Acid) là thành phần có khả năng tan trong sữa. AHA thường có trong những trái cây có đường, thực vật… Khi dùng AHA sẽ thẩm thấu vào da khiến lớp tế bào sừng bị suy yếu và bóc tách lớp da chết. Từ đó, lớp da chết sẽ được loại bỏ theo cơ chế tự nhiên tốt hơn.
Đặc biệt thành phần AHA có khả năng sản sinh ra ceramide trong da. Chình vì vậy, khi dùng phương pháp tẩy tế bào chết hóa học với AHA bên cạnh khả năng loại bỏ và tẩy tế bào da chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng thì AHA còn mang đến công dụng cấp ẩm và ngăn cản sự thoát nước bên trong da.
Từ đó sẽ giảm thiểu tình trạng tổn thương da do tác động môi trường gây ra. Phương pháp tẩy da chết AHA nhẹ nhàng hơn so với các cách tẩy da chết vật lý (dạng scrubs, dạng kỳ…)
Theo Tiến sĩ Melda, bác sĩ da liễu đã được chứng nhận bởi hội đồng quản trị có trụ sở tại Washington, D.C cho biết rằng glycolic (một dạng của AHA) có khả năng thâm nhập vào nang lông, loại bỏ sợi bã nhờn dư thừa, góp phần ngăn ngừa mụn trứng cá.
Các loại axit alpha hydroxy phổ biến như:
- Axit glycolic: có nguồn gốc từ đường mía
- Axit lactic: được tìm thấy có trong sữa và rau
- Axit citric: được tìm thấy trong các loại trái cây họ cam quýt
- Axit tartaric: có nguồn gốc từ nho
- Axit malic: được tìm thấy trong táo
Tẩy tế bào chết hóa học với Axit beta hydroxy (BHA)
BHA là thành phần có thể tan trong dầu, nhờ vậy mà BHA có thể dễ dàng thâm nhập vào lỗ chân lông hay có thể hoạt động tốt hơn trên bề mặt da.
BHA không chỉ giúp cải thiện kết cấu da mà còn hạn chế những dấu hiệu lão hóa bằng cách cải thiện các nếp nhăn và làm thông thoáng lỗ chân lông giúp loại bỏ những bã nhờn – nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trên da.
Chính vì vậy, BHA thường được dùng để điều trị mụn trứng cá và giúp ngăn ngừa các tác hại từ ánh nắng mặt trời. Trong đó, axit salicylic là sản phẩm BHA phổ biến nhất giúp trị mụn trứng cá và làm dịu các vết sưng tấy và tình trạng mẩn đỏ cho làn da.
Tẩy tế bào chết hóa học với Axit poly hydroxy (PHA)
PHA hoạt động theo cơ chế tương tự như AHA, điểm khác biệt lớn nhất của PHA chính là chúng có kích thước lớn hơn. Vì vậy, những hoạt chất PHA khó thẩm thấu vào sâu bên trong da như AHA.
Chính điểm này, đã giúp PHA trở thành thành phần ít gây kích ứng hơn so với 2 thành phần tẩy tế bào chết hóa học trên, đặc biệt là so với AHA. Tuy rằng, PHA không thể thẩm thấu vào sâu trong da nhưng PHA – như gluconolactone và axit lactobionic đều có khả năng cung cấp độ ẩm cho da.
Đồng thời, PHA có thể chống oxy hóa hiệu quả. CHính vì vậy, thành phần tẩy da chết hóa học này rất phù hợp cho những bạn đang sở hữu làn da nhạy cảm. Đặc biệt là các bạn đang gặp tình trạng chàm hay bệnh rosacea.
Tẩy da chết là một trong những bước không thể thiếu trong mọi quá trình skincare. Hy vọng với những thông tin về tẩy tế bào chết hóa học trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phương pháp đang được yêu thích này để sở hữu một làn da sạch khỏe nhé!