Mẹ và Con - Nuôi con bằng sữa công thức khá phức tạp và tốn kém. Vì thế, mong rằng những kiến thức của bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ sớm chọn bình sữa cho bé phù hợp với nhu cầu của trẻ cũng như khả năng tài chính.

Một số bình sữa được thiết kế để hoạt động song song với trải nghiệm cho con bú, nhưng cũng có những loại lại được cải tiến để dành cho trẻ bú sữa công thức với van tích hợp để ngăn ngừa chứng đau bụng và đầy hơi ở trẻ. Dưới đây là các phân tích và so sánh từ Tạp chí Mẹ và Con để các mẹ có cái nhìn tổng quan về các loại bình sữa cho trẻ sơ sinh, từ đó có thể chọn bình sữa cho bé phù hợp nhất nhé. 

chọn bình sữa cho bé 1

Có các loại bình sữa nào

  • Bình sữa tiêu chuẩn: Chúng ta có thể hiểu đó là những bình sữa được thiết kế theo kiểu truyền thống. Thiết kế này phù hợp với hầu hết trẻ sơ sinh.
  • Bình sữa cổ nghiêng: Cổ bình sữa được uốn cong để ngăn không khí tràn vào núm vú. Điều này giúp cho các bé dễ dàng hơn trong việc bú cũng như giúp bé ít trớ hơn. Điểm trừ của bình cổ nghiêng là hình dạng góc cạnh sẽ khiến các mẹ tốn sức hơn trong việc làm sạch bình.
  • Bình có lớp lót dùng một lần: Bình sữa với lớp vỏ cứng (thường làm bằng nhựa) để đựng một túi sữa bên trong. Túi sẽ xẹp xuống khi đựng sữa bên trong, điều này sẽ làm giảm bớt khí bên trong túi sữa. Thiết kế này thật sự tiện lợi cho việc dọn dẹp vì các mẹ chỉ cần quăng túi bên trong sau khi cho bé bú. Bình có lớp lót dùng một lần thật sự thuận tiện nhưng không hoàn toàn thân thiện với môi trường.
  • Bình cổ rộng: Loại bình này được thiết kế ngắn, với phần trên được mở rộng, đồng nghĩa với việc núm vú cũng rộng. Bình tạo cảm giác cho trẻ như đang được bú ti mẹ. Là lựa chọn bình sữa lí tưởng cho trẻ sơ sinh. Phần cổ rộng giúp việc làm sạch dễ dàng hơn.
  • Bình có lỗ thông hơi: Loại bình này có một ống tích hợp để ngăn sự hình thành các túi khí trong bình hay núm vú của bé. Điểm trừ lại là các lỗ thông hơi và các bộ phận khác của bình lại khá khó làm sạch hơn.

Chất liệu bình sữa:

chọn bình sữa cho bé 2

Các loại bình sữa cho trẻ sơ sinh nói riêng hay trẻ em nói chung được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và mỗi loại đều có ưu và nhược điểm. Loại bình sữa nào tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào con bạn, lối sống của gia đình bạn và cách sử dụng.

  • Nhựa: Nhẹ và rẻ tiền, là tiêu chuẩn khi nói đến bình sữa trẻ em, đặc biệt là khi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không còn cho phép sử dụng bisphenol A (BPA). Nhưng nhựa kém bền, cần lau chùi cẩn thận để tránh trầy xước. Nên thay mới bình sau 4 – 6 tháng sử dụng.
  • Thép không gỉ: Kiểu dáng đẹp, chắc chắn, cách nhiệt tốt để giữ sữa ở nhiệt độ thích hợp. Bình sữa cho trẻ sơ sinh bằng thép không gỉ được các bậc cha mẹ ưa chuộng sự bền lâu lựa chọn. Chúng có thể đắt hơn nhựa hay thủy tinh, nhưng hiếm khi cần đổi bình mới.
  • Thủy tinh: Bình thủy tinh ngày nay có khả năng chịu nhiệt, chống va đập, và thường đi kèm với bọc silicon để tăng thêm lớp bảo vệ. Không cần phải đổi bình trừ khi bị nứt hoặc vỡ.
  • Silicone: Silicone dành cho thực phẩm là một chất liệu mềm và mịn, tuyệt vời cho cả bình sữa và núm vú. Tuy nhiên, giống như bình sữa bằng thép không gỉ, bình sữa silicone có giá thành khá cao.

Các loại núm vú:

Chọn bình sữa cho bé mẹ cũng nên chú ý đến các loại núm vú. Bình sữa thường bao gồm núm vú, nhưng núm vú cũng có thể được mua riêng và có nhiều hình dạng và loại khác nhau. Điều này đặc biệt hữu ích cho những trẻ có nhu cầu bú đặc biệt.  

  • Núm vú chỉnh nha: Được thiết kế để bảo vệ vòm miệng của bé, những núm vú này có phần trên hình củ và phần đế phẳng hơn.
  • Núm vú có đầu phẳng: Có hình dạng giống với ti mẹ, chúng có bầu ở đáy lớn hơn và đỉnh phẳng hơn.
  • Núm vú chống chân không: Được thiết kế để ngăn ngừa đau bụng và đầy hơi.
  • Núm vú nhiều dòng: Loại này được thiết kế để điều chỉnh vị trí của núm vú, kiểm soát dòng chảy.
  • Núm vú dùng một lần: Núm vú vô trùng, được bọc riêng, tiện dụng để dễ dàng vệ sinh, nhưng phải quăng sau một lần sử dụng

Ngoài ra, có hai loại chất liệu được sử dụng cho núm vú: latex và silicone.

  • Cao su: Truyền thống hơn, cao su có cảm giác mềm, dẻo nhưng cần được thay thế thường xuyên vì nó nhanh hỏng. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh bị dị ứng với nó.
  • Silicone: Núm vú silicone cứng hơn và bền hơn và thường có cảm giác mềm mượt. Thời gian sử dụng kéo dài hơn núm vú cao su, mặc dù cũng nên được thay thế vài tháng một lần.

Kích thước núm vú bình sữa cho trẻ theo từng giai đoạn:

chọn bình sữa cho bé 3

Núm vú dùng cho bình sữa trẻ em có từng giai đoạn, được xác định bởi dòng chảy –  có nghĩa là sữa chảy ra nhanh hay chậm, được kiểm soát bởi kích thước của lỗ trên núm vú.

Núm vú giả thường sẽ được đánh dấu theo giai đoạn hoặc mức độ ngay trên vành, cùng với kích thước và độ tuổi được khuyến nghị của bé cho từng giai đoạn

  • Núm vú giai đoạn 1: Trẻ sơ sinh thường bắt đầu với núm vú chảy chậm, sữa được chảy chậm rãi vào miệng trẻ.
  • Núm vú giai đoạn 2: Sau một vài tháng, trẻ sơ sinh thường chuyển sang giai đoạn 2 (hoặc cao hơn) vì bé có thể xử lý dòng sữa nhanh hơn và nhiều hơn.
  • Núm vú giai đoạn 3: Một số em bé chỉ hoạt động tốt với núm vú giai đoạn 2 vô thời hạn. Nhưng đến khoảng tháng thứ 6, nếu con có vẻ khó chịu khi bú núm vú giai đoạn 2, có thể bé đã sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo.

Kích thước bình sữa:

Hầu hết các trẻ sơ sinh sẽ bú nhiều nhất là 120ml trong một lần bú. Vì vậy, khi chọn bình sữa cho bé, bạn cần lưu ý các bình sữa khoảng 50-120ml là phù hợp nhất. Các mẹ sẽ tăng dần kích thước bình sữa dựa trên lượng sữa mà các con bú được ở các tháng tiếp theo nhé. Mẹ và Con mong rằng những kiến thức chia sẻ ở đây sẽ giúp các mẹ sớm chọn bình sữa cho bé phù hợp với nhu cầu của trẻ cũng như túi tiền của mình.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.