Mẹ&Con – Táo bón ở trẻ nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ nhận thấy nhất là chứng biếng ăn, kém hấp thu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn, tắc ruột, bệnh trĩ… 

Phần lớn táo bón ở trẻ bắt nguồn từ chế độ ăn uống và sinh hoạt. Một chế độ ăn quá nhiều thịt mà ít chất xơ, rau xanh, hoa quả, uống ít nước là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón.

Ngoài ra, trẻ ít vận động, không có thói quen đi đại tiện hàng ngày cũng là các yếu tố thúc đẩy chứng táo bón chuyển biến xấu đi.

Khi trẻ bị táo bón, phân tích tụ lại trong đường tiêu hóa, không thoát ra được, gây trướng bụng, đầy hơi khó tiêu. Trẻ sẽ biếng ăn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém, lâu ngày dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Táo bón ở trẻ kéo dài sẽ nguy hiểm ra sao? 6

Biến chứng nguy hiểm khi táo bón ở trẻ kéo dài

Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng phát triển, táo bón ở trẻ khi kéo dài còn gây ra những biến chứng sức khỏe cực kỳ nguy hiểm như:

Nứt kẽ hậu môn

Táo bón ở trẻ làm phân cứng hơn, trẻ sẽ phải dùng nhiều sức để đẩy phân ra ngoài, từ đó sẽ có nguy cơ gây nứt hay rách ống hậu môn. Nứt kẽ hậu môn gây nhiều đau đớn, khó chịu, chảy máu… mỗi khi trẻ đi vệ sinh.

Không chỉ vậy, nứt kẽ hậu môn có thể gây ra hậu quả trẻ bị nhiễm trùng từ phân. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến rò hậu môn, một bệnh khó điều trị bằng nội khoa và hay tái phát.

Táo bón ở trẻ kéo dài sẽ nguy hiểm ra sao? 7

Tắc ruột

Nếu trong đại tràng phải tích trữ lâu ngày một lượng lớn các khối phân rắn sẽ gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột. Khi trẻ có các biểu hiên đau bụng cơn liên tục, bụng trướng, không đánh hơi hoặc đi ngoài được, sờ thấy khối phân rắn, mẹ nên nghĩ ngay đến con có thể bị tắc ruột, cần quan sát kỹ hoặc đưa con đi khám ở cơ sở y tế uy tín.

Bệnh trĩ

Đây được coi là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất khi tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài.

Phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng gây cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể. Lâu dần gây nên bệnh trĩ, sa trực tràng và thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư trực tràng nguy hiểm đến tính mạng.

Để trị dứt điểm táo bón ở trẻ, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm cũng như các loại đồ ăn có vị ngọt, uống nhiều nước. Đồng thời mẹ cần cho trẻ thường xuyên vận động thể dục thể thao.

Bài viết liên quan