Mẹ&Con - Tắm nắng cho bé không phải là chuyện đơn giản. Bởi lẽ, trên thực tế có rất nhiều bậc phụ huynh còn mắc phải những lỗi "trời ơi" dưới đây khi tắm cho con. Mẹ đã biết tắm nắng cho bé sơ sinh đúng cách? Trang Trần khoe ảnh cho con gái tắm nắng 5 điều mẹ cần biết khi tắm nắng cho con

1. Tắm quá sớm
Nhiều phụ huynh cho rằng, tắm nắng cho trẻ càng sớm càng tốt và tắm nắng sớm sẽ giúp trẻ bổ sung thêm được nhiều vitamin D hơn. Trên thực tế, có nhiều người tắm nắng ngay cho bé khi mới xuất viện, được 2 – 3 ngày tuổi. Điều này không tốt chút nào bởi tuần đầu tiên sau khi chào đời, bé cần thích nghi với cuộc sống bên ngoài.

Việc tắm quá sớm khiến trẻ khó thích ứng, không những tốt mà còn ảnh hưởng đến đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên. Da trẻ thời gian này cũng vô cùng mỏng manh, tiếp xúc với ánh nắng dễ gây bỏng rát, viêm da. Thời điểm thích hợp nhất mà phụ huynh nên tắm cho con, đó là khi bé được 10 ngày tuổi trở lên.

2. Tắm quá lâu
Tắm nắng cho trẻ là tốt. Thế nhưng, tắm quá lâu lại dễ khiến trẻ bỏng da. Con số chính xác mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ khi tắm nắng cho con, đó là 2 tiếng mỗi tuần, mỗi ngày 15 – 20 phút.

Ban đầu, bạn chỉ cho bé tắm vài phút để quen với ánh nắng mặt trời, sau đó tăng dần thời lượng từng chút, từng chút một để trẻ thích ứng dần. 3 tháng tuổi trở đi, bé có thể tắm nắng tối đa 30 phút/ngày.

3. Vừa tắm nắng, vừa ủ bé
Nhất là khi thời tiết se lạnh, nhiều bậc phụ huynh đưa bé đi tắm nắng nhưng vẫn ủ bé trong một tấm khăn. Trong quá trình tắm nắng, dù ít dù nhiều bé cũng sẽ ra mồ hôi. Nếu ủ chúng trong một chiếc khăn sẽ khiến mồ hôi thấm ngược vào trong, gây cảm sốt.

4. Không che chắn khi tắm nắng

Tắm nắng cho trẻ, mẹ đừng phạm những sai lầm này nhé! 4

Khi tắm nắng, bé cần che chắn những vùng quan trọng. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh những người “ủ” con quá kĩ, có những người lại để con “trần như nhộng” khi tắm nắng. Việc tắm nắng mà không mặc bất cứ món đồ nào trên người khiến trẻ có nguy cơ bị cảm nắng cao. Đầu trẻ không được che chắn dễ bị ánh nắng chiếu trực tiếp gây nhức đầu, sốt. Ánh nắng trực tiếp chiếu vào mắt cũng ảnh hưởng đến thị giác sau này.

Cách tắm nắng tốt nhất, đó là khi tắm vẫn mặc quần áo mỏng cho bé. Từ từ vén hoặc cởi quần áo, cho đến khi bé quen với ánh nắng. Vùng chủ yếu cần tắm nắng là từ cổ trở xuống. Phần đầu, mắt nên được che chắn.

5. Thời gian tắm nắng không phù hợp
Tùy vào thời điểm trong ngày mà ánh nắng mang lại lợi ích hay tác hại khác nhau. Vào mùa hè, phụ huynh nên cho bé tắm trước 7 giờ sáng. Thời điểm này, ánh nắng mặt trời vẫn còn dịu nhẹ, không khí trong lành. Quá 7 giờ sáng ánh nắng từ dịu dàng chuyển sang gay gắt, mang theo nhiều tia cực tím hơn sẽ làm tổn thương da bé. Mùa đông, phụ huynh có thể tắm nắng cho bé trễ hơn, khoảng 7 – 9 giờ sáng. Không nên tắm sớm vì lúc này thời tiết khá lạnh dễ gây viêm phổi.

Chỉ nên tắm nắng cho trẻ buổi sáng, tuyệt đối không nên tắm nắng vào buổi chiều dù thời tiết lúc bấy giờ rất dễ chịu. 9 – 16 giờ là khoảng thời gian “cấm kị” khi tắm nắng cho trẻ ai cũng cần ghi nhớ.

6. Tắm nắng qua khung cửa kính
Nhiều người vì gia đình không có diện tích lý tưởng, hoặc nơi sinh sống nhiều khói bụi, ô nhiễm nên nảy sinh ra ý tưởng… tắm nắng qua khung cửa kính cho con? Tắm nắng là quá trình cho da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nếu bạn tắm nắng cho bé nhưng lại qua khung cửa kính thì… kết quả cũng chỉ bằng con số 0.

7. Tắm nắng xong không lau người
Như chúng ta đã biết, trong quá trình tắm nắng dù ít dù nhiều trẻ cũng sẽ ra mồ hôi. Do đó, sau khi tắm nắng cho trẻ xong nếu không được lau người bằng khăn mềm, chúng dễ bị mồ hôi thấm ngược vào người và bị bệnh.

8. Không phải đối tượng nào cũng tắm được nắng
Đây có thể nói là sai lầm mà nhiều người mắc phải nhất. Trên thực tế, không phải trẻ sơ sinh nào cũng thích hợp cho việc tắm nắng. Nếu con bạn có những biểu hiện này thì tuyệt đối đừng nên cho bé đi tắm nắng kẻo “rước họa vào thân” nhé:
– Khi trẻ đang sốt
– Trẻ có làn da nhạy cảm
– Trẻ bị dị ứng cơ địa
– Trẻ bị basedow, eczema
– Trẻ đang dùng thuốc kháng sinh nhóm quinolon

Tags:

Bài viết liên quan