Mẹ và Con - Trẻ dậy thì, đặc biệt là tầm 13-14 tuổi thường có tâm lý thế nào? Bố mẹ hãy cùng khám phá bài viết này để hiểu tâm lý trẻ 13 14 tuổi hơn nhé!

13 14 tuổi có lẽ là giai đoạn “thử thách” đầu tiên trong cuộc đời của trẻ, khi con đang ở trong giai đoạn dậy thì với những thay đổi về ngoại hình, cơ thể và cả tâm lý. Và tâm lý trẻ 13 14 tuổi sẽ phải trải qua nhiều biến động, chông chênh, dễ vui dễ buồn. Bố mẹ hãy cùng làm bạn với con, giúp con vượt qua giai đoạn này nhé!

Tâm lý trẻ 13 14 tuổi: Những thay đổi quan trọng

Bạn đã bao giờ nghe đến rối loạn tâm lý tuổi dậy thì? Điều này có thể do những thay đổi về mặt tâm lý khi trẻ 13, 14 tuổi:

Quan tâm đến hình ảnh cơ thể

Khi bắt đầu hiểu được cấu tạo cơ thể, sự khác biệt giới tính, tâm lý trẻ 13 14 tuổi bắt đầu có sự quan tâm lớn đến hình ảnh bản thân mình, có nhu cầu làm đẹp, muốn được bạn bè ghi nhận là một người đẹp trai, xinh gái.

Tự ti vì “không giống ai”

Khủng hoảng trong tâm lý trẻ 13 14 tuổi diễn ra khi con bắt đầu nhận thấy sự thay đổi trên cơ thể của mình sao lại chẳng giống với bạn A, bạn B cùng lớp. Vì sao ngực bạn A to ra nhưng mình thì không? Vì sao bạn B ngày càng cao nhưng mình thì cứ mãi “lẹt đẹt”?

Do quá trình dậy thì ở mỗi trẻ là khác nhau, con có thể có những dấu hiệu dậy thì sớm hoặc muộn hơn các bạn. Điều này rất dễ khiến trẻ cảm thấy tự ti, buồn bã.

Thay đổi về nhận thức

Trong giai đoạn này, trẻ thường có xu hướng tiếp nhận thông tin chủ quan, chưa được khách quan. Trẻ sẽ chỉ muốn nghe, hiểu và ghi nhớ những thông tin có thể thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng, lo lắng của mình.

Tâm lý trẻ 13 14 tuổi
Tâm lý trẻ 13 14 tuổi

Nhìn chung, tâm lý trẻ 13 14 tuổi thường không muốn nghe những thông tin trái chiều, tiêu cực có liên quan đến bản thân. Đây cũng chính là lý do vì sao trẻ trong độ tuổi dậy thì thường rất ít khi chịu ngồi nghe bố mẹ hay người lớn khuyên bảo vì cho rằng những lời khuyên đó không phù hợp với tính cách, suy nghĩ của con. Vì thế, đó là những lời khuyên không hợp lý, không nên nghe theo. 

Có tính độc lập cao hơn

Có thể nói, trong giai đoạn 12-15 tuổi là giai đoạn mà trẻ có tính độc lập vô cùng cao, hầu như không cần đến bố mẹ. Trẻ sẽ bắt đầu muốn tách khỏi bố mẹ bằng những biểu hiện như muốn có phòng riêng, không thích đi du lịch với gia đình, gặp khó khăn khi chấp nhận lời khuyên từ bố mẹ,…

Dễ “rung rinh” với bạn khác giới

Một trong những thay đổi trong tâm lý trẻ 13 14 tuổi mà bố mẹ dễ dàng nhận biết chính là con bắt đầu có những rung động đầu đời với bạn khác giới của mình. Trẻ sẽ dễ cảm nắng, say nắng khi thấy một bạn nam chơi thể thao hay hoặc một bạn nữ duyên dáng, học giỏi.

Với trẻ thì tình cảm này rất bền chặt và trẻ có thể gắn bó với người bạn ấy suốt cả cuộc đời. Nếu bố mẹ không đồng ý thì đó có nghĩa là bố mẹ không thương con, chỉ muốn cấm cản con, không muốn tốt cho con. Và vì tâm lý trẻ 13 14 tuổi như thế nên nếu bố mẹ không “khéo” thì rất khó để làm bạn với con đấy nhé.

tâm lý tuổi dậy thì

Khi quan sát tình cảm hay tâm lý trẻ 13 14 tuổi, dễ dàng thấy rằng con dễ rung động, cho rằng tình cảm này sẽ đi dài lâu nhưng cũng rất dễ “thay đổi” và say nắng một người khác chỉ trong vài ngày.

Thích chơi với bạn bè

Ở độ tuổi dậy thì, việc kết bạn với trẻ là một niềm vui và con sẵn sàng dành cả ngày của mình để vui chơi cùng với bạn bè. Con muốn chơi với bạn bè nhiều hơn là gia đình và người lớn. Điều này bị ảnh hưởng khá nhiều bởi nhận thức trong tâm lý trẻ 13 14 tuổi thì người lớn là nhóm đối tượng thường chống đối con, không nên chơi chung. 

Dễ tủi thân

Khủng hoảng của trẻ trong giai đoạn dậy thì thường bắt đầu từ việc con dễ bị tủi thân với mọi tình huống xảy ra. Khi thấy bạn mình thích chơi thân với người khác thì con cũng cảm thấy tủi thân và tự ti. Khi bị bố mẹ la thì trẻ cũng cảm thấy tủi thân, cho rằng bố mẹ không còn thương mình nữa.

Điều này do tâm lý trẻ 13 14 tuổi rất nhạy cảm, dễ vui dễ buồn và đặc biệt là do chưa có đủ trải nghiệm nên trẻ rất dễ có những cảm xúc tiêu cực.

tâm lý trẻ 13 14 tuổi

Đồng hành cùng con trong giai đoạn dậy thì

Tâm lý trẻ 13 14 tuổi nói riêng hay tâm lý trẻ trong độ tuổi 12 – 15 tuổi nói chung có rất nhiều biến động. Vì thế, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy rối bời khi không thể biết được làm sao để làm bạn cùng con.

Một số bí quyết dành cho bạn như sau:

  • Không so sánh con của mình với người khác, dù cho đó là ai. Việc so sánh sẽ khiến con tự ti về bản thân mình và dễ trở nên rụt rè hơn, không còn dám mạnh dạn nói lên ý kiến về một vấn đề nào đó.
  • Không cấm đoán con yêu đương: Tâm lý trẻ 13 14 tuổi chỉ thích nghe những lời nói ngọt ngào và “có lợi” cho con. Vì thế, bạn càng cấm đoán thì càng khó để có thể làm bạn với trẻ. Dù tâm lý bố mẹ lo lắng khi con có những rung động mới nhưng cứ hãy bình tĩnh và đừng cấm đoán con để tránh tâm lý tuổi dậy thì vừa biết yêu cảm thấy “tổn thương”.
  • Tạo không gian riêng tư cho trẻ: Ở tuổi này, con không còn muốn ở chung với bố mẹ mà thích có những không gian riêng tư hơn. Vì thế, không phải lúc nào bạn cũng bắt con ở bên cạnh mình mà hãy cố gắng để cho bé có phòng riêng và tuyệt đối không vào phòng của con khi chưa có sự đồng ý bạn nhé.
  • Đừng quên định hướng cho con: Tâm lý trẻ 13 14 tuổi chưa phát triển toàn diện về nhận thức. Vì thế, hãy định hướng cho con nếu cảm thấy con đang đi “lạc”, chẳng hạn như trong việc giao lưu kết bạn, sử dụng mạng xã hội, thần tượng một ai đó,…
  • Tôn trọng con: Với người lớn, những cảm xúc, tâm lý trẻ 13 14 tuổi có phần “vớ vẩn”. Tuy nhiên, ai cũng phải trải qua giai đoạn dậy thì thì mới lớn khôn. Bố mẹ cũng thế. Vì vậy, hãy học cách tôn trọng con dù cho đó là những lời phát biểu hay những ý kiến có phần ngô nghê bạn nhé. Hãy cứ để con được thử và được sai, từ đó con sẽ có được những bài học cho riêng mình.

làm bạn cùng con

Tâm lý trẻ 13 14 tuổi sẽ có rất nhiều xáo trộn. Vì thế, bố mẹ đừng quá lo lắng nhưng cũng không bỏ mặc con, hãy cứ từng bước làm bạn, đồng hành cùng con yêu trong hành trình khôn lớn nhé.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.