Mẹ&Con – Mang thai, do sự thay đổi hóc môn phụ nữ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tâm lý của mẹ khi mang thai ảnh hưởng rất lớn tới với sức khỏe cũng như việc hình thành tính cách của trẻ khi được sinh ra. Vì vậy, muốn con cái khỏe mạnh, vui vẻ mẹ tuyệt đối phải giữ được tâm lý ổn định.
Dù vẫn biết có nhiều lúc cuộc sống không được như ý muốn, song là mẹ, chúng ta hãy đặt sức khỏe của con cái lên trên hết. Dưới đây là 4 tình trạng tâm lý mẹ thường gặp phải khi mang thai, và hậu quả xảy ra với thai nhi mà mẹ cần tránh:
1. Mẹ buồn bã, con dễ tự kỷ
Những đứa trẻ được sinh ra bởi một bà mẹ thường xuyên buồn bã, u sầu sẽ có khả năng tự kỷ, chậm nhận thức, kém tập trung, rối loạn ngôn ngữ, hoặc tăng động… cao hơn rất nhiều so với những đứa trẻ được sinh ra bởi một người mẹ mang tâm lý ổn định.
Dù còn nằm trong bụng, nhưng thai nhi hiểu rất rõ cảm xúc của mẹ. Đây là một trong những hậu quả đáng sợ nhất khi mẹ bầu không giữ vững được tâm lý.
(Ảnh minh họa)
2. Mẹ hay khóc, con dễ sinh non, hở hàm ếch
Trong thời gian mang thai nếu người mẹ nhạy cảm, dễ khóc thì nguy cơ sinh em bé không đủ ngày đủ tháng là rất cao.
Bắt đầu từ khi được 7 tháng tuổi, thai nhi đã có thể nghe và hiểu được âm thanh bên ngoài. Vì vậy, khi mẹ khóc lóc, buồn bã thai nhi cũng cảm nhận được và sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Vòm miệng và hàm trên của thai nhi sẽ bắt đầu được hình thành trong tháng thứ 2 của thai kỳ. Gia tăng cảm xúc đột ngột, khóc quá nhiều cũng có thể gây ra biến chứng sứt môi, hở hàm ếch khi được sinh ra.
3. Mẹ căng thẳng, con yếu ớt
Mẹ thường xuyên căng thẳng khi mang thai có thể tác động đến chỉ số, sự phát triển của thai nhi, từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Sự căng thẳng, chán trường khiến mẹ không thiết tha ăn uống, bồi bổ trong thời gian mang thai sẽ làm thai nhi bị thiếu chất, còi cọc và yếu ớt, sức đề kháng kém, hay ốm yếu dặt dẹo và mắc bệnh vặt.
Mức cortisol cao có thể làm giảm chỉ số IQ của trẻ. Thông thường, nhau thai sản xuất các enzym phá vỡ cortisol nhưng nếu mẹ bị căng thẳng quá mức, căng thẳng kéo dài… các thành phần enzym này sẽ không được sản xuất đủ. Điều này khiến đứa trẻ bị ảnh hưởng đến chỉ số IQ và phát triển trí não.
(Ảnh minh họa)
4. Mẹ trầm cảm, con hung hãn
Không phải chỉ có trầm cảm sau sinh mới thực sự đáng sợ, trầm cảm khi mang thai cũng gây ra những hậu quả đáng lo sợ không kém. Điển hình là cấu tạo cơ mặt trẻ thay đổi theo chiều hướng xấu, sở hữu khuôn mặt cau có, khó chịu khi chào đời.
Về mặt tâm lý, nghiên cứu khoa học đã chứng minh nếu mẹ bị trầm cảm lúc mang thai, em bé sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm khi trưởng thành cao hơn gấp 1,5 lần so với những người khác. Khả năng cao mức phản xạ của trẻ chỉ nằm ở mức yếu kém, nhiều có nhiều biểu hiện lơ ngơ.
Đa số những đứa trẻ này thường sở hữu tính cách hung hãn, dễ nổi nóng khi lớn lên. Đây thực sự là một điều không hề tốt.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạ sinh những đứa trẻ bụ bẫm, đáng yêu mẹ tuyệt đối tránh xa những cảm xúc tiêu cực bên trên nhé!