Mẹ&Con - Tai nạn ở trẻ em có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi phụ huynh tưởng chừng con cái đã ở trong trường hợp an toàn 100%. Sau tai nạn, sức nghe của trẻ có phục hồi? Phòng tránh tai nạn cầu thang cho trẻ Đề phòng tai nạn ngày Tết

Một vụ tai nạn ở trẻ em mới đây xảy ra tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM đã khiến khá nhiều người… giật mình hoảng hốt bởi mức độ nghiêm trọng. Không ai nghĩ, chỉ cầm chén ăn cơm mà em bé 2 tuổi cũng phải nhập viện do… mảnh vỡ găm vào cổ, máu chảy tuôn ra xối xả.

Theo lời kể của gia đình, vào chiều tối ngày 3/1/2018 trong lúc bưng chén cơm bằng sứ lên ăn như thường lệ, bé gái 2 tuổi bỗng trượt chân té ngã. Chiếc chén bể thành nhiều mảnh, văng tung tóe ra ngoài. Một trong những mảnh vỡ đó găm sâu vào cổ cháu bé, khiến máu tuôn xối xả.

Ngay lập tức, gia đình vội rút mảnh sành và lấy khăn đè vào vết thương sau đó em bé được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tinh thần hoảng loạn, máu từ cổ phun ra như suối. Mảnh sứ đã tạo ra một vết cắt có chiều dài khoảng 3cm, gây đứt động mạch khiến cháu bé 2 tuổi ngừng thở, tim cũng ngừng đập.

Ca phẫu thuật khâu động mạch cổ bị đứt kết hợp giữa các bác sĩ BV Nhi Đồng, BV Đại học Y Dược TP.HCM, BV Chấn thương chỉnh hình kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Em bé thoát chết trong gang tấc. Trong quá trình hồi sức phẫu thuật, BV đã truyền hơn 1,2 lít máu cho bé.

Tai nạn ở trẻ em: Cầm chén ăn cơm, trượt tay bị chén cứa cổ nguy kịch 4

Vụ tai nạn ở trẻ em này khiến các bác sĩ cũng phải sợ hãi thốt lên: “Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể làm. Vết cứa ở cổ khiến bệnh nhi đứt cả dây thần kinh cổ từ cột sống đi ra. Đây có lẽ là ca cấp cứu kinh hoàng nhất trong 15 năm hành nghề bác sĩ của mà tôi chứng kiến” – Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm – Nội Tổng quát BV Nhi Đồng Thành phố chia sẻ.

Hiện cháu bé 2 tuổi đã mở được mắt và cử động được chân tay. Song, em vẫn phải nằm tại bệnh viện để theo dõi di chứng não do tổn thương tim.

Ngoài những đứa trẻ hiếu động, thì tai nạn còn xảy ra trong trường hợp không ai ngờ tới, chẳng hạn như trường hợp trẻ đang bưng chén cơm lên ăn cũng có thể dẫn tới… đứt động mạch cổ và nguy cơ tử vong rất lớn như trên.

Qua trường hợp này, các bác sĩ cũng cảnh báo bậc làm cha mẹ nếu chẳng may bé bị vật sắc nhọn gây tổn thương cách sơ cứu sau: Ban đầu nên sử dụng những vật có thể bịt kín, ép thật chặt vào vết thương để cầm máu. Tiếp đến, nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi khi cho bé tự xúc ăn, tốt nhất ba mẹ nên cho con dùng chén và muỗng nhựa. Hạn chế trẻ vừa ăn vừa cười nói, chơi đùa tránh hậu quả đáng tiếc do tại nạn ở trẻ em gây ra.

Tags:

Bài viết liên quan