Mẹ&Con – Tắc tia sữa không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe, nhiễm trùng vú. Vậy nếu bị tắc tia sữa phải làm sao? Mời mẹ cùng tìm hiểu!

Tắc tia sữa xảy ra khá phổ biến ở các bà mẹ bỉm sữa sau khi sinh. Đây là tình trạng cương vú, căng tức thành khối cứng khiến mẹ đau đớn khi cho con bú hoặc khi hút sữa. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất sữa, áp xe vú hoặc gây nhiễm trùng. Vậy khi bị tắc tia sữa phải làm sao? Mời mẹ cùng tìm hiểu với Mẹ&Con nhé!

Biểu hiện tắc tia sữa

tắc tia sữa phải làm sao
                                Tắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến áp xe vú (Ảnh minh họa)

Biểu hiện đầu tiên mà mẹ dễ nhận biết nhất chính là sờ vào bầu vú sẽ thấy được một hoặc nhiều điểm cứng. Ngực căng cứng càng lúc càng tăng dần khiến mẹ cảm thấy đau nhức. Ngực sẽ tiết ít sữa hoặc thậm chí không tiết sữa. Tình trạng tắc tia sữa sẽ khiến mẹ đau nhức, sốt cao, mệt mỏi…

Điều trị tắc tia sữa

Tắc tia sữa thực sự là “cơn ác mộng” đối với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Thế nên câu hỏi tắc tia sữa phải làm sao luôn nhận được sự quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa. Và lời giải cho mẹ là:

Vắt để thông tia sữa

Khi bị tắc tia sữa, mẹ bắt buộc phải vắt để thông tia, có thể vắt bằng tay hoặc dùng máy hút sữa. Khi tia sữa được thông, mẹ sẽ hết sốt, giảm đau và đặc biệt là tránh được tình trạng viêm nhiễm, áp xe vú. Trường hợp nặng, để lâu dẫn đến viêm nhiễm tuyến vú hoặc áp xe vú thì phải dùng kháng sinh.

Cho trẻ bú nhiều lần

tắc tia sữa phải làm sao
                                         Cho bé bú nhiều lần để thông tia sữa (Ảnh minh họa)

Nếu tình trạng tắc tia sữa có những cục co cứng, mẹ nên cho bé bú nhiều lần hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa. Đồng thời kết hợp với việc chườm ấm bầu vú và mát xa nhẹ nhàng để các ống dẫn sữa giãn ra, thông tắc.

Vừa ép, vừa day bầu vú

Sau khi áp dụng 2 cách trên mà bầu vú vẫn căng cứng, mẹ nên dùng một bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day từ từ theo vòng tròn khoảng 20 lần sẽ có tác dụng làm tan các vị trí sữa đã đông kết nằm sâu trong bầu vú.

Nếu đã thử tất cả những biện pháp trên nhưng tình trạng tắc tia sữa vẫn không được cải thiện, mẹ nên đến bệnh viện sớm để kiểm tra ngay nhé.

Hẳn là bạn đã có cho mình câu trả lời tắc tia sữa phải làm sao để tránh được những biến chứng cũng như kích thích tuyến vú bài tiết sữa đều đặn cho bé bú. Ngoài ra, để làm cho tình trạng tắc tia sữa trở nên trầm trọng, mẹ cần đặc biệt lưu ý một vài điều dưới đây:

– Dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước ấm để sữa tiết ra đều đặn.

– Nếu đang bị tắc tia sữa có kèm theo biểu hiện sốt cao, mẹ không nên cho bé bú bên bầu vú bị tắc. Thay vào đó, mẹ nên vắt hoặc hút bỏ hết sữa, đến khi khỏi mới cho bé bú lại.

Hy vọng là qua những thông tin Mẹ&Con đã chia sẽ ở trên, mẹ sẽ có một hành trình nuôi con bằng sữa mẹ thuận lợi hơn. Chúc bé của mẹ bú ngoan chóng lớn! 

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.