Theo một số thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi bị mắc chứng thừa cân và béo phì chiếm một con số không nhỏ – khoảng 380 triệu trẻ em trên thế giới. Ở nước ta, điều này cũng không ngoại lệ và thậm chí tỉ lệ trẻ mắc bệnh béo phì ở Việt Nam đang tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Tác hại của béo phì dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Thế nên bố mẹ cần cẩn thận hơn trong việc kiểm soát chế độ ăn của bé. Trong bài viết này, Tạp chí Mẹ và Con sẽ bàn những nguy cơ sức khỏe, những căn bệnh mà trẻ sẽ dễ mắc phải dưới tác động của béo phì.
Tác hại của béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ như thế nào?
-
Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh
Bệnh béo phì có thể làm tăng huyết áp – nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Cho nên, ngày nay số tuổi bệnh nhân bị đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Căn bệnh này không còn chỉ xuất hiện ở lứa trung niên và người cao tuổi nữa, một phần là do việc thừa cân, thừa mỡ trong cơ thể chúng ta. Vì thế, bố mẹ có trách nhiệm quan trọng trong việc quan sát và giúp trẻ xây dựng một chế độ ăn hợp lý nhé!
-
Các bệnh liên quan đến hệ hô hấp
Khi trẻ bị bệnh béo phì, chất béo tích trữ nhiều có thể gây khó khăn cho việc hít thở và hô hấp. Cụ thể là chứng ngưng thở khi ngủ, các mô mỡ dày sẽ làm cho đường thở bé lại, gây khó thở vào ban đêm. Vì vậy mà việc hít thở thực sự có thể ngừng trong một thời gian ngắn khi đang ngủ. Điều này rất nguy hiểm vì ba mẹ khó có thể nhận biết được dấu hiệu của bé khi cả nhà đang ngủ say.
-
Các bệnh về xương và cơ
Tác hại của béo phì làm suy giảm chức năng của xương và cơ trên cơ thể, nó làm giảm khối lượng cơ và mật độ xương. Ngoài ra, nó sẽ dẫn đến các bệnh như đau khớp, tê mỏi chân tay và đặc biệt là đau khớp gối chịu do thường xuyên chịu áp lực từ thể trọng quá nặng.
-
Bệnh tiểu đường
Bệnh béo phì dễ dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường. Tác hại của béo phì cũng có thể làm cho các tế bào của cơ thể đề kháng với insulin. Insulin là một loại hormone mang đường từ máu đến các tế bào của bạn, nơi nó được sử dụng để cung cấp năng lượng. Nếu cơ thể đề kháng với insulin, đường sẽ không thể được các tế bào hấp thụ, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Do đó, cũng giống bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường cũng rất dễ gặp phải ở trẻ bị béo phì.
-
Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa
Tác hại của béo phì có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khi lượng axit dạ dày luôn có nguy cơ rò rỉ vào thực quản.
Trẻ bị béo phì dễ bị sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm. Chủ yếu là do sự tiếp nạp quá nhiều đường Fructose và chất tạo ngọt HFCS có trong nước có gas và các loại thực phẩm đóng hộp. Đường Fructose và chất tạo ngọt HFCS khi vào cơ thể sẽ đi trực tiếp đến, gan sẽ chuyển hóa một phần đường trên thành axit béo, gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.
Biện pháp phòng tránh béo phì ở trẻ
Biết được tác hại của béo phì, chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh đừng để con ăn uống quá độ, dẫn đến việc thừa cân.
Ba mẹ không nên cho trẻ ăn ăn quá nhiều thức ăn nhanh, uống nước có ga và đồ ăn vặt. Thay vào đó là bổ sung thêm trái cây, rau xanh, nước ép trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, vận động và tập thể dục là cách đốt mỡ rất tốt. Ba mẹ có thể cùng con thực tập những động tác và đơn giản tại nhà, hoặc quanh khu dân cư sinh sống. Đây là sẽ hoạt động gia đình thú vị, không chỉ giúp bé giảm cân mà còn gắng kết tình cảm gia đình.
Trẻ mắc bệnh béo phì tuy không nguy hiểm đến tính mạng như những bệnh lý nghiêm trọng khác, nhưng nó cũng mang đến nhiều sự bất cập trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ cũng về cả mặt sức khỏe lẫn tinh thần. Đừng quá chủ quan trong vấn đề dinh dưỡng của con ba mẹ nhé! Ngược lại chúng ta cần theo dõi và chuẩn bị cho bé một chế độ ăn phù hợp để con phát triển khỏe mạnh, toàn diện.