Biết là thế nhưng cứ vào mùa thi thì rất nhiều bạn học sinh lại rơi vào tình trạng “tuột dốc không phanh”. Do đó, làm thế nào để giữ sức khỏe trong mùa thi để ôn thi cũng như làm bài thật tốt là điều bất kỳ thí sinh lẫn phụ huynh nào cũng quan tâm. Thực tế, việc này không quá khó nếu bạn nhớ kỹ các bí kíp sau:
Cung cấp đủ năng lượng cho sức khỏe trong mùa thi
Mỗi độ tuổi, giới tính, thể trọng cũng như cường độ hoạt động khác nhau thì cần mức năng lượng khác nhau. Năng lượng dành cho hoạt động ôn thi, học tập tương đương với sức lao động vừa. Vậy nên, theo ước tính của Viện Y học thì trong độ tuổi 14-18 tuổi, nam nữ sẽ có nhu cầu calo như sau:
- Nữ: khoảng 2000 calo/ngày
- Nam: khoảng 2,400 – 2,800 calo/ngày
Tuy nhiên, cần cân bằng dinh dưỡng, không nên tẩm bổ quá nhiều. Nếu không, máu sẽ phải dồn về dạ dày và ruột để tập trung tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng. Lượng máu lên não bị giảm sẽ gây buồn ngủ, mơ màng, giảm khả năng tiếp thu bài vở ảnh hưởng sức khỏe trong mùa thi.
Cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống
Như vậy cần cân bằng dinh dưỡng sức khỏe trong mùa thi để vừa có đủ năng lượng vừa đủ những vitamin, khoáng chất thiết yếu. Bữa cơm cần đủ các nhóm cơ bản như:
- Nhóm bột gạo: cơm, bánh mì, phở… nên cung cấp khoảng 60% năng lượng hằng ngày.
- Nhóm dầu mỡ: cung cấp 25% năng lượng. Không nên lo lắng dầu mỡ ăn bị béo phì mà kiêng cữ nhóm chất này. Nhiều phụ huynh lo lắng ăn nhiều dầu, mỡ sẽ thừa cân. Thực tế con ăn để học thì không sao, còn ăn rồi ngủ thì béo phì là chắc rồi. Nên ưu tiên mỡ cá, dầu thực vật (trừ dầu dừa và dầu cọ) với nhiều acid béo chưa no dễ tiêu hóa hơn.
- Nhóm đạm: Protein cung cấp khoảng 15% nhu cầu năng lượng còn lại của cơ thể. Chất đạm cực kỳ cần thiết giúp cơ thể tái tạo tế bào, mô và các hoạt động cao cấp của hệ thần kinh. Nên đa dạng hóa nguồn cung cấp đạm cả từ động vật lẫn thực vật: thịt, cá, trứng, sữa, hạt, tôm tép, cua ếch…
- Nhóm vitamin, chất xơ, khoáng, vi lượng: các chất này không tạo ra năng lượng nhưng cực kỳ quan trọng. Chỉ cần thiếu một số vi chất cũng có thể làm rối loạn hoạt động bình thường của cơ thể. Nên ăn nhiều rau, đậu, trái cây mỗi ngày để cơ thể không thiếu chất. Việc bổ sung thông qua thực phẩm chức năng cũng khả thi nhưng không nên lạm dụng.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Muốn giữ sức khỏe trong mùa thi cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Mẹ nên lưu ý các vấn đề chung sau đây:
- Mỗi ngày nên ăn nhiều bữa. Tránh dồn bữa, bỏ bữa khiến có bữa ăn quá no lúc lại quá đói. Tốt nhất là ăn đủ 3 bữa chính kèm theo 2-3 bữa phụ tùy nhu cầu ăn uống.
- Không nên bỏ bữa sáng bởi đây là nguồn năng lượng để cơ thể hoạt động sau một đêm dài không nạp thêm thức ăn. Nên nghỉ ngơi, dạo nhẹ nhàng và bắt đầu học 30 – 60 phút sau bữa sáng.
Bên cạnh đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe trong mùa thi, sắp xếp các bữa ăn hợp lý thì sĩ tử lẫn phụ huynh nhớ đừng bỏ qua vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là gần ngày thi cần tránh ăn các món ăn lạ, món ăn dễ gây dị ứng, tránh ăn hàng quán lề đường bởi có thể gây ngộ độc.
Nghỉ ngơi và vận động điều độ đảm bảo sức khỏe trong mùa thi
Không chỉ ăn uống phù hợp, nghỉ ngơi và vận động cũng cực kỳ “bổ não”. Vận động hợp lý giúp máu lưu thông tốt, đầu óc minh mẫn cũng như cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, đừng quên nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe trong mùa thi. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, não bộ chỉ có thể tập trung tốt tối đa 45 phút. Sau đó, não cần nghỉ ngơi khoảng 10 phút. Trong thời gian nghỉ ngắn này các sĩ tử có thể kết hợp những bài vận động nhẹ cũng như thư giãn cho mắt.
Áp lực bài vở và tâm lý lo lắng, sợ học không kịp khiến nhiều bạn học sinh cố thức đêm để “cày” bài vở. Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc khiến não và cơ thể mệt mỏi, học đâu quên đấy. Khi cơn buồn ngủ ập tới có nghĩa là não báo hiệu đã đến lúc nghỉ để nạp lại năng lượng.
Xem thêm: 6 dấu hiệu tâm lý bất ổn không nên xem thường
Để đảm bảo sức khỏe trong mua thi, hãy cố gắng đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày. Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ giảm tiết hormone tăng trưởng, giảm cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon, kích thích vỏ não kéo dài còn có thể dẫn tới suy nhược thần kinh. Cơ thể suy kiệt mệt mỏi thì chắc chắn năng suất học tập không thể khá hơn được.
Đừng quên sức khỏe tâm lý
Bên cạnh thể chất, sức khỏe tâm lý trong mùa thi cũng là yếu tố không thể lơ là. Trong giai đoạn này, các thí sinh không thể tránh khỏi áp lực thi cử nặng nề, lo lắng, căng thẳng, thiếu tự tin là những cảm xúc thường trực.
Gia đình, nhà trường cần ủng hộ, động viên thay vì hối thúc hoặc tăng thêm sức ép. Cảm giác được ủng hộ sẽ giúp các sĩ tử xốc lại tinh thần và có tâm lý thật thoải mái. Để đảm bảo sức khỏe trong mùa thì, các phụ huynh nên tránh la mắng, chì chiết bởi áp lực quá lớn có thể dễ dàng kích hoạt các hội chứng tâm lý thậm chí là bệnh trầm cảm.
Tuân thủ những bí kíp giữ sức khỏe trong mùa thi trên đây sẽ giúp các sĩ tử có một mùa thi thành công. Tin rằng một cơ thể khỏe khoắn, tinh thần sáng láng, sẽ sẵn sàng vượt mọi chướng ngại vật và “về đích an toàn”.