Mẹ&Con – Bằng cách quan sát sự vận động của trẻ: bò, trườn, cầm, nắm… phụ huynh có thể biết được bé nhà mình có phát triển khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời hay không. Từ đó, có cách chăm sóc và nuôi dạy đúng đắn nhất.

Sự vận động của trẻ được chia làm 2 loại, đó là vận động thô: những động tác liên quan đến các nhóm cơ lớn như cánh tay, chân… và vận động tinh: những động tác cần phối hợp các nhóm cơ nhỏ như bàn tay, cố tay.

Dưới đây là những biểu hiện cụ thể về sự vận động của trẻ trong những năm tháng đầu đời mà phụ huynh phải biết rõ để theo dõi quá trình phát triển của con

Trẻ từ 0-3 tháng tuổi

  • Khi nằm sấp, chống được tay
  • Khi nằm sấp, nâng và giữ được đầu ngẩng cao
  • Có thể nắm và mở bàn tay
  • Có thể cho tay vào miệng
  • Múa tay và chân khi thích thú

sự vận động của trẻ

Trẻ từ 4- 6 tháng tuổi

  • Dùng tay chống đỡ khi ngồi
  • Lật úp sang lật ngửa và ngược lại
  • Khi đứng có hỗ trợ, chân chịu được trọng lượng của toàn bộ cơ thể.
  • Với lấy đồ chơi khi nằm sấp.
  • Khi nằm ngửa, dùng 2 tay chơi với bàn chân.
  • Khi nằm ngửa, chuyển đồ chơi từ tay này qua tay kia.

Trẻ từ 7-9 tháng tuổi

  • Ngồi không cần hỗ trợ
  • Ngồi và với lấy đồ chơi không bị ngã
  • Chuyển từ nằm ngửa hoặc nằm sấp sang ngồi
  • Bắt đầu vận động xen kẽ tay chân như bò, trườn…
  • Ngẩng đầu cao trong suốt thời gian nằm bụng
  • Dùng cả hai tay khám phá đồ chơi
  • Nghiêng đầu nhìn theo đồ vật khi ngồi.
  • Biết kiểm soát cơ thể hơn khi lăn và ngồi.
  • Nhặt những vật nhỏ bằng các ngón tay.
  • Bắt chước động tác đơn giản của người khác.

 

sự vận động của trẻ

Trẻ từ 10-12 tháng tuổi

  • Vịn để đứng dậy và đi dọc theo tường
  • Đứng được một mình và tự bước được vài bước
  • Di chuyển đến các vị trí khác nhau để khám phá xung quanh và lấy đồ chơi bé thích
  • Giữ được thăng bằng khi ngồi và ném đồ vật
  • Biết vỗ tay
  • Biết bỏ vật này vào vật chứa khác lớn hơn
  • Biết nhặt những vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ

Trẻ từ 13-18 tháng tuổi

  • Đi được một mình
  • Ngồi xổm để nhặt đồ chơi
  • Xếp 2 đồ vật…

Như vậy, sự vận động của trẻ bước đầu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ. Có được sự kiểm soát vận động tốt giúp trẻ khám phá xung quanh và phát triển nhận thức một cách hữu hiệu nhất.

Một lưu ý dành cho các bậc phụ huynh là sự vận động ở mỗi trẻ là khác nhau, phụ thuộc vào thể trạng từng trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện chậm vận động thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhé.

Bài viết liên quan