Từ 1 – 4 tuần
Đừng quá lo lắng nếu bé bị sụt mất vài cân sau khi sinh nhé! Bởi lẽ hầu hết trẻ sơ sinh đều có hiện tượng tương tự như vậy. Sau khoảng từ 10-12 ngày, bé sẽ bắt kịp nhịp tăng trưởng bình thường. Trong khoảng thời gian này nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu mẹ ít sữa, có thể cho bé ăn thêm sữa bột. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất phòng khi bé bị dị ứng sữa do thực phẩm mẹ ăn không phù hợp.
1 tháng
Bé 1 tháng tuổi – Ảnh minh họa
Từ tháng đầu tiên cho đến tháng thứ 6, trung bình bé sẽ phát triển chiều cao khoảng gần 3cm và tăng 1,2kg ở tháng đầu. Nếu bé ăn tốt hơn, cân nặng sẽ tăng đều đặn. Thời gian này bé vẫn rất cần được bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn thêm sữa bột (nếu mẹ ít sữa). Mỗi ngày nên chia đều cữ bú cho bé từ 8 – 12 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.
2 tháng
Bé cần tăng cân đều đặn mỗi tuần bằng cách bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Nếu bạn không xác định được chính xác lượng sữa trung bình trong mỗi cữ bú là bao nhiêu, hãy vắt ra chai và cho bé bú. Cách làm này cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong việc xác định xem bé đang bú mẹ hay chỉ là ngậm ti. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên mẹ nên cho bé bú trực tiếp vì những lợi ích sức khỏe và tâm lý của bé.
3 tháng
Ở lứa tuổi này bé vẫn cần được bú mẹ hoàn toàn – Ảnh minh họa
Ở giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu tăng khoảng 0,6 kg/ tháng cho tới tháng thứ 6. Đối với trẻ 3 tháng tuổi, hệ tiêu hóa vẫn còn rất non yếu. Vì vậy, chỉ có thể cho bé bú mẹ hoặc sữa bột là cách tốt nhất.
4 tháng
Từ 4 tháng trở đi, ngoài bú mẹ ra bé đã có thể ăn những thực phẩm khác như ngũ cốc, trái cây xay nhuyễn… Nhưng nếu bé không thích hoặc chưa thực sự sẵn sàng bạn cũng không nên ép bé. Ở độ tuổi này bé cũng rất hay “phun mưa”. Đó là hiện tượng bình thường, ba mẹ đừng nhầm lẫn rằng như vậy là bé chán hay không thích món ăn nào đó nhé!
5 tháng
Lúc này, trọng lượng chuẩn của bé phải tăng gấp đôi so với khi mới sinh. Hãy lập một bảng theo dõi để kịp thời điều chình cân nặng nếu bé có nguy cơ thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ở độ tuổi này mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm rau, cà rốt… nhưng nhớ là phải xay thật nhuyễn đấy nhé!
6 tháng
Bé 6 tháng tuổi ăn trái cây xay nhuyễn – Ảnh minh họa
Từ 6 tháng trở đi, bé sẽ cao thêm khoảng 1,5 cm/ tháng và tăng 0,3–0,4 kg cho tới 12 tháng. Thời gian này mẹ cũng có thể cho bé ăn rau, trái cây và thêm thịt xay nhuyễn nhưng hãy nhớ cho ăn từng chút một và theo dõi kỹ lưỡng vì một số bé có thể bị tiêu chảy hoặc phát ban do dị ứng thực phẩm.
7 tháng
Ở tháng thứ 7, bé sẽ tăng đều đặn khoảng 1,2kg mỗi tháng. Giai đoạn này bạn cũng nên bổ sung phong phú hơn vào thực đơn cho bé với các thực phẩm như: bột, trái cây và rau. Lúc này, bạn cũng không cần xay nhuyễn thức ăn như trước mà để lấm tấm một chút để bé tập nhai.
8 tháng
Giai đoạn này bạn có thể tập cho bé ăn thêm trái cây, rau với một ít thịt nạc. Đừng quên sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ.
9 tháng tuổi
Duy trì cân nặng bằng cách cho bé ăn một số món ăn nhẹ như trứng, bánh mì hay trái cây xắt hạt lựu, rau thịt xay nhuyễn… Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn là từ 2-4 giờ. Những bé được ăn nhẹ sẽ có lượng dinh dưỡng ổn định và khỏe mạnh hơn so với những bé không có bữa ăn nhẹ.
10 tháng
Bé có thể bò khắp nơi – Ảnh minh họa
Lúc này, trọng lượng của bé đã ổn định và không tăng cân nhiều. Bé có thể bò khắp nơi và đang dần tập đứng. Bạn có thể cho bé ăn những loại thức ăn có độ rắn hơn như rau xanh thái nhỏ, táo xắt hạt lựu…
11-12 tháng
Bắt đầu từ giai đoạn này bạn đã có thể “chiêm ngưỡng” những bước đi chập chững đầu tiên của bé. Việc ăn đêm tuy không hoàn toàn biến mất nhưng cũng giảm so với trước. Cân nặng của bé vào năm 1 tuổi có thể tăng gấp 3 lần so với lúc mới chào đời.
Theo Parents