Stress sau sinh là “bóng ma” ám ảnh sức khỏe thể chất và tinh thần của sản phụ. Để bảo vệ sức khỏe của người mẹ và trẻ nhỏ, mỗi chúng ta cần học cách nhận diện trầm cảm sau sinh và can thiệp kịp thời.
Ảnh hưởng của stress sau sinh đến sức khỏe
Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ
Về thể chất, người mẹ có thể trở nên chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm hồi phục, kiệt sức… Đáng sợ hơn là những ảnh hưởng về mặt tinh thần như suy nhược thần kinh, hoang tưởng dẫn đến những hành vi nguy hiểm cho bản thân và em bé mới chào đời.
Ảnh hưởng đến người thân
Ở mức độ nhẹ: Con mới sinh không được chăm sóc tốt. Người chồng cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, kinh tế suy sụp, không khí gia đình vì thế không thể vui vẻ, đầm ấm.
Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh
- Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
- Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.
- Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.
- Khó khăn trong chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.
Những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lập lại 50%. Tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ trầm cảm sau sinh 25%. Ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai, 68% rơi vào trạng thái trầm cảm, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% bị trầm cảm.
- Những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.
- Thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia xẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.
- Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng.
- Thai kỳ không mong muốn.
- Biến chứng thai kỳ: thai lưu, sẩy thai.
- Trầm cảm dễ xuất hiện ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con rạ.
Nhận biết sớm bệnh stress, trầm cảm sau sinh
Suy nhược cơ thể
Lo lắng
Những bà mẹ suy yếu thường hay có nhiều mối lo, thường là về sức khỏe bản thân. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại chẳng tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và ở cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể là do các vấn đề về tim. Bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này càng làm cho họ stress thêm.
Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.
Hoảng hốt
Căng thẳng
Cảm giác bị ám ảnh
Mất tập trung
Rối loạn giấc ngủ
Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.
Tình dục
Cách giúp mẹ cảm thấy thoải mái bao gồm đụng chạm nhẹ, ôm ấp và vuốt ve, sẽ tốt cho cả hai.
Stress sau sinh hoàn toàn có thể dự phòng và giải quyết triệt để nếu người mẹ được trang bị đầy đủ kiến thức và nhận được sự giúp đỡ của người thân, nhất là người bạn đời. Vì thế, hãy quan tâm đến người mẹ mới sinh nhiều hơn để gia đình luôn êm ấm, hạnh phúc.