Mẹ&Con - Theo sách giáo khoa Nhi Khoa Nelson năm 2000, có đến 22,8% bé trai và 38,6% bé gái thích bắt chước hơn 10 hành vi khác giới... Đoán giới tính thai nhi theo những cách lạ lùng nhất Ứng phó khi nghi trẻ lệch giới tính Trẻ em Nhật Bản được dạy về giới tính như thế nào?

“Gia đình tôi có 2 con. Con trai năm nay 10 tuổi, con gái 4 tuổi. Quanh khu phố nơi tôi sống trẻ em chủ yếu là con trai. Con gái tôi tuy mới 4 tuổi nhưng tính tình rất mạnh mẽ, bé không thích chơi búp bê như những bạn khác mà chỉ thích chơi xe tăng, súng hay những trò chơi nam tính giống anh trai và các bạn. Tôi sợ nếu cứ sống trong môi trường như vậy con gái mình sẽ bị ảnh hưởng tâm lý và phát triển giới tính lệch lạc sau này. Theo chuyên gia, tôi phải làm thế nào?”

Hương Thy (Quảng Ngãi)

Trẻ em lớn lên bằng cách bắt chước người lớn. Bình thường, trẻ có thể nhận biết mình là trai hay gái từ lúc 18 tháng tuổi. Từ 18 đến 30 tháng tuổi, đa số bé trai biết mình sẽ trở thành đàn ông, bé gái biết mình sẽ trở thành phụ nữ và các bé muốn bắt chước cha hoặc mẹ hay người cùng phái với mình. Dưới 36 tháng tuổi, trẻ đang trong quá trình tích lũy để hình thành tính cách theo kiểu chủ động bắt chước, chúng nhìn thấy một cử chỉ hành động nào là tiếp thu nguyên xi và học lấy. Chúng thường muốn bắt chước hành vi của cả 2 giới. Theo sách giáo khoa Nhi Khoa Nelson năm 2000, có đến 22,8% bé trai và 38,6% bé gái thích bắt chước hơn 10 hành vi khác giới. Đây là sự phát triển bình thường trong giai đoạn trẻ muốn khám phá, tìm hiểu về cả hai giới tính. Cha mẹ không nên lo lắng đến “mất ăn mất ngủ” hoặc phê phán gay gắt hành vi ấy của trẻ.

Sống trong môi trường nhiều bạn khác giới, con có bị… “cong”? 4

Cha mẹ không nên lo lắng con sống trong môi trường có nhiều bạn khác giới sẽ bị… cong – Ảnh minh họa

Ở trường hợp của chị, người mẹ có vai trò lớn trong việc điều chỉnh giới tính cho con. Chị đừng “thả nổi” theo kiểu “cho anh em nó chơi với nhau và với đám trẻ hàng xóm để cha mẹ còn làm việc” mà hãy gần gũi giúp bé trở thành một người phụ nữ với vai trò trách nhiệm trong gia đình, đảm nhận những công việc phù hợp với thiên chức của đàn bà, học và biết các luật lệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Những trò chơi “sắm vai” hợp với con gái như bán đồ hàng, mặc quần áo và chải đầu cho búp bê, cô giáo với học trò hoặc nữ y tá chăm sóc bệnh nhân, đóng vai cô Tấm trong quả thị… tốn khá nhiều thì giờ và “đạo cụ” mà chỉ có người mẹ mới có thể tỉ mỉ dành cho con mình. Chị cũng giúp con phòng tránh những nguy cơ làm lệch giới tính bằng cách cho bé mặc quần áo theo kiểu các bé gái, kết thân với bạn cùng giới trước tuổi dậy thì (bằng cách tìm bạn cho con trong số con em những họ hàng, đồng nghiệp của mình) và không hạ thấp giá trị giới tính của trẻ. Những lúc làm việc nhà (chẩn bị bữa ăn cho gia đình, ủi đồ, xếp quần áo, cắm hoa,…) chị cho hai anh em làm vài việc lặt vặt giúp mẹ và không quên khen ngợi con, “khoe” với mọi người để bé thêm tò mò và hứng thú học thêm những điều mới.

Theo sự tư vấn của Thạc sĩ – Bác sĩ Lan Hải (Cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP.HCM)

Tags:

Bài viết liên quan