Mẹ&Con - Vợ chồng phải hiểu sau khi cưới, mình đã bước sang 1 bước ngoặt mới. Sẽ thật bất công và vô lý nếu như vợ chồng dồn hết sự quan tâm cho anh chị em ruột của mình, mà không cần coi trọng ý kiến, suy nghĩ, tình cảm của chính người bạn đời. Bước qua ám ảnh nhà chồng Nợ nhà chồng 7 cách cư xử khéo léo với họ hàng nhà chồng

Họ là những nhân vật “phụ” trong mái ấm gia đình. Tức không phải vợ chồng, không phải con cái, không phải bố mẹ chồng, bố mẹ vợ. Ấy thế mà, họ lại thường xuyên trở thành những tác nhân “chính” trong việc giữ cho gia đình trong ấm ngoài êm hoặc khuấy đảo để vợ chồng phải cãi vã liên tục. Họ – những anh chị em của nhà vợ, nhà chồng!

“Ngứa mắt đến thế là cùng”

Xếp sau mẹ chồng, thì anh chị em nhà chồng là tác nhân bên ngoài thứ hai dễ dẫn đến xung đột, thậm chí ly hôn nhất. Chị Uyên 25 tuổi, lập lập gia đình được 3 năm ấm ức: “Em chồng mình lớn hơn mình những 3 tuổi, vậy mà lúc nào cô ấy cũng vô tâm vô tính. Việc nhà chẳng bao giờ mó tay vào, trong khi mình mang tiếng là con dâu nên phải làm quần quật mọi thứ. Từ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ áo quần…

Tức cái nữa là cô ấy ỷ lớn hơn nên chẳng bao giờ gọi mình một tiếng “chị”, cứ xưng tên trống không. Rồi suốt ngày giả vờ im im, song thật ra rất để ý đến mình. Hở cái gì cũng mang méc tới méc lui mẹ chồng và chồng mình, gây nên không ít trận cãi vã. Nhiều lúc, mình chán đến mức muốn ly hôn cho rồi. Tự hỏi tại sao lập gia đình xong, lại cứ phải chịu đựng một người dưng can thiệp vào cuộc sống của mình, bắt nạt mình hoài như thế…”

Không phải chịu cảnh sống cùng nhà như Quỳnh Uyên, nhưng nhiều người khác vẫn “chịu hết nổi” vì những nhân vật phụ mà chính, chính mà phụ này. Chị Thu, nhân viên văn phòng không kiềm được cơn bực tức khi nhắc đến anh chị em nhà chồng: “Nói thật, chắc chẳng gia đình nào giống như gia đình mình. Vợ chồng mới cưới được một năm, còn bao nhiêu thứ trước mắt phải lo. Công nhận rằng, thu nhập của chồng mình và mình khá cao, nhưng tụi mình còn phải tính chuyện sắm sửa, mua nhà, có con… chứ có phải không có việc gì xài tiền đâu? Thế mà từ sau khi cưới đến giờ, không tháng nào là nhà chồng không có mấy anh chị em thay phiên nhau gọi điện hỏi… mượn tiền.

Mà phải chi có việc cấp bách, quan trọng như có người đau ốm hay kẹt lúc ngặt nghèo chẳng nói làm gì. Đằng này, nguyên nhân mượn tiền đôi khi rất vớ vẩn như: Anh cho em mượn đỡ chục triệu để… làm ăn, khi nào có em trả! Cái ngày “khi nào có em trả” đó thì xa vời vợi, chẳng biết đến bao giờ. Mình tức điên khi nghĩ rằng: “Ủa, bộ vợ chồng mình không biết dùng tiền làm ăn hay sao mà cô em chồng cứ hỏi mượn tiền để cô ấy… làm ăn như thế?”

Sống chung với anh chị em chồng, tưởng dễ mà khó 5

Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng. (Ảnh minh họa)

Khi vợ chồng đồng thuận với nhau, luôn hiểu và song hành với nhau trong mọi quyết định, mọi cách ứng xử với người ngoài thì rất đỡ. Nếu ngược lại, vợ chồng không hiểu hết suy nghĩ của nhau, không bàn bạc được với nhau thì xung đột xảy ra do những “nhân vật phụ” này gây nên là điều tất yếu.

Như trường hợp của vợ chồng anh Tuyên, chị Trúc cả hai đều là con trưởng có một đàn em phải lo. Sau bao nhiêu năm cứ hy sinh hết cho gia đình, họ mới đến được với nhau. Thế nhưng ngay cả sau khi cưới, các em vợ, em chồng vẫn không chịu hiểu rằng anh chị mình đã có cuộc sống riêng. Thôi thì mọi nhờ vả từ chuyện mượn tiền đến chuyện xin ở chung để thi cử, tìm việc… cả việc mượn xe, sử dụng điện nước chung trong nhà nhưng không bao giờ có khoản đóng góp. Cứ thế, xung đột chẳng mấy chốc mà nảy sinh. Khó cái là mỗi lần vợ nói chồng hay chồng nói vợ, thì người kia cứ thế lôi chuyện: “Sao anh giúp em anh, anh không kể? Em cho em của em mượn tiền suốt, sao em không tính…?”

Việc trước tiên và quan trọng nhất, là vợ chồng phải hiểu sau khi cưới, mình đã bước sang 1 bước ngoặt mới. Sẽ thật bất công và vô lý nếu như vợ chồng dồn hết sự quan tâm cho anh chị em ruột của mình, mà không cần coi trọng ý kiến, suy nghĩ, tình cảm của chính người bạn đời. Đã cưới nhau là sẽ song hành cùng nhau, chia sẻ cùng nhau mọi điều trong cuộc sống. Có tôn trọng người bạn đời của mình, có trân trọng mái ấm nhỏ của mình thì mới mong giữ cuộc sống gia đình bền vững được. Điều này tưởng dễ nhưng không phải ai cũng làm được.

Nếu không có sự tôn trọng, bàn bạc nhau, không có sự đồng thuận giữa hai vợ chồng thì dù có “nhân vật phụ” hay không, xung đột cũng sớm muộn nảy sinh như thường. Muốn mối quan hệ giữa “chính” và “phụ” này êm ấm, thuận hòa mỗi người đều phải khéo léo trong sự kết hợp giữa chung và riêng, giữa gia đình lớn và đình nhỏ.

Có được anh chị em chồng hay anh chị em vợ tế nhị, lịch sự, tôn trọng thì quá lý tưởng rồi. Song thực tế là không phải ai cũng may mắn được như vậy. Nếu gặp hoàn cảnh bất lợi hơn, khi anh chị em chồng hay anh chị em vợ cứ thích can thiệp vào cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng, thì quan trọng là người đứng giữa. Người chồng hoặc người vợ phải cân nhắc, sắp xếp, chứng tỏ được rõ bản lĩnh của mình qua việc phân tích ai đúng, ai sai, cái nào nên chính, cái nào nên phụ. Có như vậy gia đình mới viên mãn, an yên.

Tags:

Bài viết liên quan