Ngộ độc thực phẩm hay trúng thực là tình trạng trẻ bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm nhiễm độc. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do hóa chất, độc tố tự nhiên, thức ăn có chứa vi khuẩn, virus,… Bố mẹ cần học cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm để kịp thời can thiệp nếu trẻ có các biểu hiện ngộ độc.
Cách dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Để biết con có bị ngộ độc thực phẩm hay không, có thể dựa vào các triệu chứng như: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, sốt,… Đây là những triệu chứng cơ bản nhất và thường gặp nhất ở trẻ và cả người lớn khi bị ngộ độc. Các triệu chứng này có thể xảy ra trong 1 giờ đầu tiên sau khi ăn hoặc sau vài giờ đến vài ngày tuỳ theo tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ.
Ngoài ra, có một dạng ngộ độc thực phẩm tương đối nguy hiểm chính là ngộ độc Botulism do vi khuẩn Clostridium botulinum Botulism gây nên khiến độc tố Botulinum đi trực tiếp vào hệ thần kinh của trẻ. Triệu chứng điển hình mà bố mẹ cần nhận biết để sơ cứu ngộ độc thực phẩm kịp thời cho con khi nhiễm độc tố này gồm có: Mắt nhìn mờ, khó nuốt, nói đớt, khó thở, sụp mí mắt,…
Hướng dẫn bố mẹ sơ cứu ngộ độc thực phẩm cho trẻ
Các triệu chứng do bị ngộ độc thực phẩm nhẹ thường sẽ khỏi trong vòng 24 – 48 tiếng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngộ độc nặng hoặc không được sơ cứu ngộ độc thực phẩm kịp thời dẫn đến bệnh tiến triển nặng và nguy hiểm.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, bố mẹ nên:
Gây nôn
Khi trẻ có triệu chứng buồn nôn, muốn nôn ói và còn tỉnh táo thì có thể cố gắng dùng mọi biện pháp để gây nôn hết thức ăn ra ngoài. Bố mẹ có thể cho trẻ uống nước muối loãng rồi bắt đầu móc họng (thao tác dùng ngón trỏ đưa sâu vào trong cổ họng trẻ để ngoáy ở góc cuống lưỡi gần họng). Như vậy trẻ có thể nôn ra hết thức ăn, hạn chế được chất độc ngấm vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm này càng được thực hiện sớm càng giúp tránh được độc phát tán, làm giảm nhẹ tình trạng ngộ độc của trẻ.
Khi gây nôn, bố mẹ nên cho con nằm nghiêng, kê cao đầu tránh thức ăn và chất độc tràn ngược vào phổi gây sặc hoặc ngạt thở dẫn đến tử vong.
Nghỉ ngơi và uống nhiều nước
Khi sơ cứu ngộ độc thực phẩm, bố mẹ cần nhớ bổ sung cho trẻ thật nhiều nước bởi nôn ói, tiêu chảy có thể gây mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ. Không ép trẻ uống một lần quá nhiều nước.
Ngoài ra, nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi tịnh dưỡng, tránh vận động ngay sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Uống Oresol
Để sơ cứu ngộ độc thực phẩm cho trẻ đúng cách, bố mẹ cần lưu ý rằng việc cho trẻ uống dung dịch oresol rất quan trọng. Dung dịch nước bù điện giải này sẽ giúp hạn chế được tình trạng trẻ mất nước và giúp con hồi phục nhanh hơn.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý pha Oresol theo đúng chỉ định, không đun sôi dung dịch hoặc không để trẻ sử dụng dung dịch đã pha quá 24 giờ. Một lưu ý quan trọng hơn cả chính là trong trường hợp nhiều trẻ cùng ngộ độc thì cần chia dung dịch Oresol ra riêng cho từng người, không uống chung để tránh ngộ độc nhẹ chuyển biến xấu đi.
Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp
Với trường hợp sơ cứu ngộ độc thực phẩm cho trẻ, nên đặt con nằm ngửa, đầu thấp. Và nếu thấy trẻ có các biểu hiện nghẹt thở, khó thở thì bố mẹ cần dùng tay sạch để kéo lưỡi trẻ, tránh để lưỡi thụt vào trong.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế
Nhiều tình huống vì chủ quan đã khiến bệnh tình của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bố mẹ sau khi sơ cứu ngộ độc thực phẩm cho trẻ xong vẫn nên tiếp tục quan sát con trong tối thiểu 24 giờ đến 48 giờ. Thông thường, tình trạng ngộ độc nhẹ sẽ hết sau 48 giờ nếu trẻ được sơ cứu đúng cách.
Khi để trẻ ở nhà, bố mẹ cần theo dõi nhịp tim của trẻ xem có tình trạng loạn nhịp tim, tụt huyết áp hay khó thở không. Nếu trẻ có các triệu chứng trên hoặc có biểu hiện co giật, suy hô hấp, rối loạn ý thức thì nên lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa xử lý, điều trị.
Ngoài ra, nếu bố mẹ sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà cho trẻ nhưng không thể gây nôn thì cũng nên sớm đưa trẻ đến bệnh viện. Một trường hợp khác chính là các triệu chứng ngộ độc thực phẩm kéo dài lâu hơn 2-3 ngày hoặc trẻ đi ngoài ra máu, bố mẹ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc botulism,… thì cũng nên sớm đưa trẻ đi cấp cứu.
Bác sĩ sau khi sơ sơ cứu ngộ độc thực phẩm cho trẻ sẽ thực hiện làm các xét nghiệm cần thiết để xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến ngộ độc thực phẩm là gì. Từ đó sẽ có hướng can thiệp, điều trị phù hợp.
Ngoài ra, cần lưu ý với trường hợp trẻ bị ngộ độc nhẹ, bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, ít dầu mỡ và gia vị như cháo, súp. Có thể cho trẻ uống thêm canh, nước ép hoa quả,… để bù nước cho trẻ.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Để tránh trẻ bị ngộ độc thực phẩm, bố mẹ cần lưu ý:
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hắt hơi, xì mũi, chạm vào các vật công cộng,…
- Luôn vệ sinh tay trước khi chế biến thực phẩm cho trẻ
- Không sử dụng chung thớt để cắt đồ chín và đồ sống
- Nấu chín kỹ các món ăn, không cho trẻ ăn đồ sống hoặc chưa chín hoàn toàn
- Hạn chế cho trẻ uống sữa chưa được tiệt trùng
- Đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho trẻ
Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra do Việt Nam là quốc gia với khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, bố mẹ cần chủ động bỏ túi cách sơ cứu ngộ độc thực phẩm để có thể kịp thời cấp cứu tại nhà cho trẻ, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.