Sinh con ở tuổi 40 có tốt không đang là những câu hỏi thường trực với những phụ nữ lớn tuổi muốn có con. Ngoài những rủi ro hay gặp thì cũng có những lợi ích nhất định khi quyết định sinh con ở tuổi này. Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu mặt tốt và không tốt khi sinh con ở độ tuổi này nhé!
Mẹ bầu sinh con ở tuổi 40 có tốt không?
Ngày nay, xu hướng sinh con muộn sau tuổi 40 ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ sinh của những phụ nữ ở độ tuổi trung niên có xu hướng tăng dần trong vài năm gần đây.
Dĩ nhiên sinh con ở những độ tuổi từ 29 đến trước 35 không chỉ tốt cho cả thai nhi mà còn cho cả sức khỏe người phụ nữ. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại thì phụ nữ có xu hướng lấy chồng muộn và tận hưởng cuộc sống độc thân nhiều hơn. Ngoài ra, áp lực về con đường sự nghiệp và tài chính để chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân và mang thai không phải ai cũng đáp ứng ngay được.
Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu của Trường Đại học Hoa Kỳ khoa Phụ sản (ACOG), đôi lúc độ tuổi không phải là yếu tố quyết định cho nguy cơ thiếu an toàn khi mang thai muộn.
Thế nên, câu hỏi sinh con ở tuổi 40 có tốt không hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Bên cạnh những rủi ro khi sinh con ở tuổi 40 thì cũng có những lợi ích nhất định đi cùng.
Điều mà ai cũng nhận thấy rõ ràng là sự thuận lợi về mặt tài chính cũng như sự sẵn sàng về mặt tinh thần. Bde6n cạnh đó, những phụ nữ ở tuổi này có nhiều kinh nghiệm sống, sự nghiệp ổn định cũng như mối quan hệ bền vững với bạn đời. Đây đều là những yếu tố tạo nên nền tảng vững chắc cho một gia đình hạnh phúc và giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc trẻ.
Những nguy hiểm thường gặp khi sinh con ở tuổi 40
Khả năng sẩy thai cao
Sẩy thai và thai chết lưu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng khả năng sẽ tăng lên với những bà mẹ mang thai muộn.
Hầu như sẩy thai hay chết lưu đều bị ảnh hưởng do các vấn đề nhiễm sắc thể ở phôi, nhiều khả năng xảy ra do buồng trứng thoái hóa. Vì lý do này, phụ nữ từ 40 đến 44 có 33% khả năng sẩy thai.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, lý do có thể khiến sẩy thai ở độ tuổi này cao hơn là do tỷ lệ mắc các bệnh như huyết áp cao trong thai kỳ hoặc tiểu đường thai kỳ ở những bà mẹ lớn tuổi luôn nhỉnh hơn.
Khả năng đậu thai giảm
Những tiến bộ trong lĩnh vực y sinh đã là động lực thúc đẩy cho những phụ nữ việc trì hoãn sinh con vì họ có một số lựa chọn có sẵn:
- Ngân hàng tinh trùng
- Phương pháp điều trị vô sinh
- Những biện pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
- Đông lạnh trứng khi bạn còn trẻ để bảo vệ chất lượng trứng
Tuy nhiên, ngay cả khi có tất cả các lựa chọn này, tỷ lệ sinh sản của phụ nữ vẫn giảm đáng kể sau 35 tuổi. Theo số liệu thống kê từ những bệnh viện, 1/3 số cặp vợ chồng sau 35 tuổi đều gặp các vấn đề về sinh sản như:
- Trứng không khỏe
- Buồng trứng thoái hóa
- Tăng nguy cơ sẩy thai
- Số lượng trứng còn lại không đáp ứng mức để thụ tinh
- Khả năng cao mắc các bệnh khác có thể cản trở khả năng sinh sản
- Số lượng tế bào trứng (tế bào trứng) của bạn cũng giảm đáng kể sau tuổi 35. Theo Trường Đại học Hoa Kỳ khoa Phụ sản (ACOG), con số này giảm từ 25.000 ở tuổi 37 xuống chỉ còn 1.000 ở tuổi 51.
- Nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh, rối loạn nhận thức thần kinh và thậm chí tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở trẻ em có thể cao hơn.
Nguy cơ ung thư vú tăng
Nghiên cứu cho thấy rằng, mang thai muộn thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng cao. Theo Tiến sĩ Louise Brinton, những phụ nữ sinh con đầu lòng sau 40 tuổi có thể có nguy cơ phát triển tế bào ung thư vú cao hơn trong vòng 10 năm. Đơn giản là khi bạn già đi, các tế bào của bạn liên tục thay đổi và một lượng lớn hormone có thể thúc đẩy chúng thành ung thư.
Điều tốt nhất bạn có thể làm, theo như Tiến sĩ Brinton chia sẻ, là nên nhận thức rõ được nguy cơ này và thường xuyên kiểm tra bằng cách chụp X-quang tuyến vú.
Trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật
Một lần nữa, buồng trứng lão hóa thì càng có nhiều khả năng có vấn đề về nhiễm sắc thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh ở bé.
Đối với phụ nữ mang thai ở tuổi 25, nguy cơ mắc bệnh Down là khoảng 1/1250. Tuy nhiên nếu sinh con ở tuổi 40 thì nguy cơ đó sẽ ở mức 1/100.
Tất nhiên hiện tại xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn để tìm các vấn đề nhiễm sắc thể như hội chứng Down cho phép chúng ta biết về cấu tạo gen của con mình sớm nhất là sau 10 tuần.
Nguy cơ mắc các biến chứng khác tăng lên
Khi bạn già đi, nguy cơ mắc một số vấn đề tim mạch như huyết áp cao và bệnh tim sẽ tăng lên. Đây là một trong những lý do khiến phụ nữ sinh con ở tuổi 40 có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn và tiểu đường thai kỳ.
Những tình trạng này có thể tạo ra một loạt các vấn đề cho cả mẹ và con – bao gồm cả cân nặng khi sinh thấp (hoặc cao bất thường) và sinh non.
Một vấn đề lớn khác là tăng khả năng phát triển nhau tiền đạo. Trong tất cả các trường hợp mang thai, cứ 200 người thì có một người mắc phải hội chứng này và phụ nữ sinh con ở tuổi 40 càng có nguy cơ cao hơn.
Nhau tiền đạo rất nguy hiểm và có thể làm tăng nguy cơ sinh non và thai chết lưu.
Lợi ích khi sinh con ở tuổi 40
Mặc dù có con ở tuổi 40 đi kèm với những thách thức, nhưng cũng có một số lợi ích nhận được khi làm mẹ ở tuổi này, bao gồm:
Tinh thần ổn định hơn
Lớn tuổi không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự trưởng thành nhưng nhiều người sẽ cảm thấy ổn định hơn về mặt cảm xúc.
Nếu bạn đang có một cuộc sống hạnh phúc và cảm thấy được bảo vệ, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho những thăng trầm của quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dạy con cái.
Tài chính tốt hơn
Sau thời gian dài làm việc và tích lũy, chi phí nuôi dạy con cái có thể sẽ không còn là gánh nặng kinh tế như khi bạn còn trẻ. Bạn có thể sẵn sàng hơn để tập trung vào gia đình.
Ở tuổi 40, có lẽ bạn đã hoàn thành rất nhiều mục tiêu, từ học hành, nghề nghiệp đến du lịch cũng như có những mỗi quan hệ trong cuộc sống. Bạn có thể thoải mái tập trung hơn vào việc xây dựng gia đình nhỏ.
Tăng khả năng sinh đôi
Sinh con ở tuổi 40 còn có khả năng sinh đôi với tỉ lệ 50% bởi giai đoạn tiền mãn kinh thì hệ nội tiết còn làm việc tích cực hơn thời gian trước. Điều đó có đôi khi sẽ làm cho việc rụng 2 trứng cùng lúc trong một chu kì kinh.
Ngoài ra, nếu sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản giúp kích thích nội tiết tố FSH (follicle stimulating hormone) thì tỷ lệ sinh đôi càng cao.
Đây là một trong số những lợi ích phổ biến nhất của việc sinh con ở tuổi 40. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy những lợi ích tiềm năng khác, bao gồm:
- Kéo dài tuổi thọ
- Trẻ sinh ra sẽ có sức học tốt hơn
- Giảm khả năng mắc chứng suy giảm nhận thức
Biện pháp giúp bạn sinh con ở tuổi 40 tốt hơn
Bạn nên đến gặp bác sĩ để theo dõi tình trạng thường xuyên nếu bạn mang thai ở độ tuổi sau 35. Phụ nữ lớn tuổi thường lo sợ quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở sẽ phức tạp hơn.
Nhưng mang thai muộn vẫn có thể hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về cách tốt nhất cho bạn và bé cũng như cách kéo giảm nguy cơ biến chứng.
Đảm bảo thực hiện các bước để có một thai kỳ khỏe mạnh, chẳng hạn như:
- Ổn định mức cân nặng
- Tập thể dục thường xuyên
- Không sử dụng chất kích thích
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Bổ sung vitamin và axit folic trước khi quyết định mang thai
Lưu ý khi sinh con ở tuổi 40
Thay đổi về thể chất khi mang thai
Cơ thể của bạn sẽ thay đổi khi bạn mang thai. Tuy nhiên, việc sinh con ở tuổi 40 còn có nhiều thay đổi hơn khi bạn 20 hoặc 30 tuổi.
Một trong những rủi ro lớn nhất khi sinh con ở tuổi 40 là khả năng chịu đựng cơn đau sẽ giảm. Nếu bạn đang trải qua những cơn đau nhức ở tuổi trung niên, bạn sẽ càng cảm thấy những triệu chứng đau nhức diễn ra rõ ràng hơn.
Tin tốt là nếu bạn đang tập thể dục thì càng không có lý do gì để dừng lại. Tập thể dục trước khi sinh có thể giúp bạn có một thai kỳ an toàn và dễ dàng.
Khi bắt đầu thai kỳ, bạn sẽ cần phải gặp bác sĩ để trao đổi về cường độ tập luyện cũng như tìm ra những bộ môn thể thao phù hợp với việc mang thai.
Hãy nhớ rằng, vận động là một cách để giảm bớt căng thẳng khi mang thai. Ngay cả khi bạn mới tập thể dục, bạn vẫn có thể cảm nhận được sự thay đổi có ích.
Bơi lội, đi bộ và yoga là ba môn thể theo được các bác sĩ tin tưởng cho các mẹ bầu.
Thay đổi cảm xúc khi mang thai
Hormone thay đổi khi bạn mang thay sẽ làm cho những cảm xúc của mẹ bầu thay đổi theo. Điều này đều đúng với mọi độ tuổi khi mang thai. Dù cho bạn có sinh con ở tuổi 40 hay tuổi nào thì việc thay đổi cảm xúc khi mang thai thì đều như vậy.
Tuy nhiên, khi ở độ tuổi này, với những kinh nghiệm sống dày dặn thì có thể bạn sẽ ổn định hơn về mặt cảm xúc vì sức chịu đựng của bạn sẽ cao hơn những bạn trẻ.
Những lo lắng về tài chính và mối quan hệ có thể dẫn đến cảm xúc cáu kỉnh khi mang thai. Mặc dù tuổi tác không quyết định tâm trạng nhưng khi sinh con ở tuổi 40 thì có thể bạn không phải đối mặt với những khó khăn này.
Sinh con ở tuổi 40 có tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe của mỗi người. Do đó, việc mang thai ở độ tuổi này cần sự giám sát chặt chẽ hơn của chính bản thân bạn và cả bác sĩ đấy nhé!