Mẹ và Con - Một trong những câu hỏi thường được đặt ra nhất vào ngày Tết chính là" Sau sinh có được ăn bánh chưng không?". Vậy câu trả lời sẽ như thế nào? Cùng Mẹ và Con tìm hiểu ngay các mẹ nhé!

Những ngày tết thì không thể nào thiếu món bánh chưng phải không nào? Tuy là một món ăn truyền thống của dân tộc nhưng do bánh chưng được làm từ nếp nên nhiều người vẫn thắc mắc sau sinh có được ăn bánh chưng không, bà đẻ ăn bánh chưng được không. Và đây là câu trả lời từ Tạp chí Mẹ và Con. Mời bạn cùng tham khảo.

Ý nghĩa của món bánh chưng

Nguồn gốc của bánh chưng

Nhắc đến nguồn gốc của món bánh chưng thì phải kể đến truyền thuyết “bánh chưng, bánh dày”. Theo đó, vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ, vua Hùng triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: “Ai tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với ta sẽ được ta nhường ngôi Vua cho”.

Nghe thấy vậy, các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Trong số các người con của vua Hùng thì Lang Liêu – người con trai thứ 18 – là người nghèo khó nhất. Chàng có tính tình hiền hậu, lối sống thanh đạm, hiếu thảo với cha mẹ.

Gần đến ngày dâng lễ nhưng vẫn không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng vô cùng rầu rĩ. Một hôm, chàng nằm mơ, được các vị thần tiên mách bảo, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để làm ra hai loại bánh chưng và bánh dày tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua.

sau sinh có được ăn bánh chưng không 1

Vì lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng nên nhà vua đã quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu và dùng bánh chưng, bánh dày để dâng lên mâm cúng thần linh tổ tiên trong dịp tết, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với ông cha.

Dân gian Việt Nam cũng có câu:

Bên ngoài xanh lá dong xanh.

Bên trong nếp mỡ, đỗ hành hạt tiêu.

Gói nghĩa tình, gói yêu thương.

Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.

Ý nghĩa món bánh chưng

Theo quan niệm dân gian, bánh chưng có màu xanh, được gói theo hình vuông lớn, tượng trưng cho đất. Nếu kết hợp với bánh dày màu trắng, hình tròn, nhỏ gọn trong lòng bàn tay thì sẽ tượng trưng cho sự kết hợp và gắn kết của đất trời.

Hơn nữa, vì đất nước ta gắn liền với văn hóa lúa nước nên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, đất trời. Vì thế, người dân chọn dâng bánh chưng, bánh dày để thể hiện lòng biết ơn đất trời và mong cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

ý nghĩa bánh chưng

Sau sinh có được ăn bánh chưng không?

Bà đẻ ăn bánh chưng được không?

Vì món bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền nên phụ nữ sau khi sinh, đang ở cử cũng thường thắc mắc sau sinh có được ăn bánh chưng không. Món bánh chưng với phần nhân gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn – những nguyên liệu giàu dưỡng chất nên phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể ăn được bình thường.

Hơn nữa, các bác sĩ cũng khuyến khích chị em phụ nữ sau sinh ăn đa dạng các loại thực phẩm để phục hồi nhanh hơn và có nhiều sữa cho bé. Vì thế, không cần quá lo lắng việc sau sinh có được ăn bánh chưng không.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều để tránh đầy hơi, khó tiêu cũng như khiến chị em khó giảm cân sau sinh. Khi ăn bánh chưng, nên dùng kèm các thực phẩm khác giàu chất xơ để dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn bánh mới, không ăn bánh đã được nấu sau 3 ngày vì lúc này bánh sẽ bắt đầu có những dấu hiệu hỏng, dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Sau sinh mổ có được ăn bánh chưng?

Nếu câu trả lời cho câu hỏi “Sau sinh có được ăn bánh chưng không?” là “Có” vậy sau sinh mổ thì như thế nào? Liệu bánh chưng có dành cho chị em vừa sinh mổ xong hay không? Thực đơn sau sinh mổ vào ngày Tết có bao gồm món bánh chưng hay không?

Ăn đồ nếp có thể khiến vết mổ sưng lên, mưng mủ, khó lành hơn và dễ để lại sẹo hơn. Và món bánh chưng có phần vỏ ngoài được làm hoàn toàn bằng nếp. Do đó, trước khi vết mổ được lành hoàn toàn thì chị em nên hạn chế việc ăn các loại đồ nếp, chẳng hạn như bánh chưng nhé!

bà đẻ ăn bánh chưng được không

Tương tư như vậy, món bánh tét cũng có phần vỏ làm từ nếp nên nếu sinh thường, mẹ có thể ăn bánh tét còn nếu sinh mổ thì nên kiêng cho vết thương nhanh lành hẳn.

Sinh con là một hành trình vất vả và sau khi sinh cũng thế. Việc lo lắng cho việc ăn uống sau khi sinh và đang cho con bú là một điều hoàn toàn bình thường ở các mẹ bỉm. Tuy cũng có lúc cảm thấy thèm ăn một món nào đó trong quá trình ở cử nhưng sự phục hồi sức khỏe cũng như chất lượng sữa mẹ dành cho bé yêu vẫn là điều quan trọng hơn cả. Do đó, việc tìm hiểu xem sau sinh có được ăn bánh chưng không, bà đẻ ăn bánh chưng được không là điều hoàn toàn bình thường.

Hy vọng những thông tin của Tạp chí Mẹ và Con có thể giúp các chị em vừa sinh xong giải đáp phần nào thắc mắc sau sinh có được ăn bánh chưng không. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui trong dịp Tết nguyên đán này nhé!

Bài viết liên quan