Mẹ&Con - Tới giờ thì anh có vẻ nản. Anh không ngọt ngào với con nữa mà đôi khi hay quát: 'Lại đây!', 'Muốn gì hả?'. Rồi tôi còn loáng thoáng nghe bên nhà chồng có người xì xầm xiên xỏ, là có khi… không phải con anh, nên nó mới ghét ba như vậy, chứ ba con ruột thịt thì bản năng tự khắc cũng yêu thương nhau. Tôi buồn lắm! Con giành bố với mẹ Khơi gợi tình yêu thương nơi bố Làm sao để trẻ chấp nhận bố dượng?

Con trai tôi 4 tuổi. Tất cả mọi thứ về con, từ thể trạng, sức khỏe đến tâm lý đều bình thường, ngoại trừ chuyện bé… ghét ba!

Tôi không hiểu vì sao, nhưng từ khoảng 2-3 tuổi đến giờ, con chỉ thích gần tôi, chơi với tôi chứ tuyệt nhiên không muốn đến gần ba. Hồi con mới sinh đến năm 2 tuổi, chồng tôi đi xuất khẩu lao động nên không trực tiếp gần gũi bé. Có phải vì thế mà con không cảm thấy thân thuộc với ba? Đến khi trở về nước, anh rất nỗ lực tranh thủ dành thời gian cho bé. Ngoài giờ đi làm, về tới nhà là anh mua đồ chơi cho con, muốn chơi cùng con, đưa con đi ăn kem… Nhưng bé chỉ chịu đi nếu có tôi đi cùng, và ra đến nơi cũng chỉ nắm tay tôi.

Tới giờ thì anh có vẻ nản. Anh không ngọt ngào với con nữa mà đôi khi hay quát: “Lại đây!”, “Muốn gì hả?”. Rồi tôi còn loáng thoáng nghe bên nhà chồng có người xì xầm xiên xỏ, là có khi… không phải con anh, nên nó mới ghét ba như vậy, chứ ba con ruột thịt thì bản năng tự khắc cũng yêu thương nhau. Tôi buồn lắm!

H.M.T
(Quận Phú Nhuận)

Ý kiến chuyên gia

Những năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian vô cùng quý giá để tạo dựng “mối quan hệ”. Nhiều mẹ sinh con nhưng không nuôi, gửi con về cho ông bà trong 1-2 năm đầu đời vì hoàn cảnh. Chính vì thế mà đến khi lớn lên, trẻ chỉ quấn quýt với ông bà, xem ông bà như “điểm tựa”, như người thân thiết nhất của mình, trong khi lại thờ ơ với cha mẹ, xem cha mẹ chỉ như “khách”, như “bạn” chính là vì vậy.

Con bạn xa cách ba hoàn toàn suốt 2 năm đầu đời. Đó là nguyên nhân quan trọng. Vì chuyện này mà bé không thích ba, không cảm thấy gần gũi ba cũng là điều dễ hiểu. Theo tôi, vợ chồng bạn nên cùng nhau đưa bé đến bác sĩ – chuyên gia tâm lý. Khi gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, các bác sĩ sẽ tư vấn cặn kẽ để anh nhà cảm thông hơn với chuyện “ghét ba” của bé, từ đó kiên trì, nhẫn nại hơn để nối lại tình cảm.

Mọi thứ đều cần có thời gian, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn có biết vì sao nếu con “lỡ” thích một cái gối, một con gấu bông, một em búp bê rồi thì rất khó để đổi cái gối khác, con gấu bông, em búp bê khác được không? Là vì trẻ có xu hướng rất “chung thủy” với những gì mang đến cảm giác an toàn. Trẻ gần gũi bạn, vì bạn đã ở bên con, toàn tâm toàn ý cho con 2 năm đầu đời. Và trẻ không thật sự thoải mái với ba, vì chưa cảm nhận được ở ba cảm giác thân quen ấy.

Thay vì bực bội con, trách mắng con, thậm chí nản lòng và… xa lánh ngược lại với con luôn, vợ chồng bạn cần đưa bé đi chơi xa nhiều hơn (khi tách bé với môi trường quen thuộc ở nhà, bé sẽ có ấn tượng sâu hơn với những gì ba làm cho trong khoảng thời gian đó), tranh thủ bên con, chuyện trò với con…

Bé là con trai, nên sẽ mau chóng tìm được sự “đồng cảm” từ nhiều điều ở ba. Chúc vợ chồng bạn kiên trì và thành công nhé! 

Tags:

Bài viết liên quan