Ngày nay, điều trị tâm lý đang là một trong những chủ đề được quan tâm vì số người mắc bệnh ngày càng tăng cao. Trong số các loại bệnh tâm lý phổ biến thì chứng rối loạn lo âu cũng là một trong những loại bệnh tâm lý mà con người dễ mắc phải nhất. Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu xem rối loạn lo âu là bệnh gì và cách điều trị thế nào nhé!
Khái niệm về chứng rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là dạng rối loạn tâm lý phổ biến ở xã hội hiện đại do những căng thẳng trong cuộc sống kéo dài, khiến con người luôn thấy lo âu, bồn chồn về cuộc sống. Tuy nhiên, việc có cảm giác lo lắng thái quá hay có phần vô lý với một vài tình huống hay sự việc có thể là biểu hiện cho chứng rối loạn lo âu này.
Nếu kéo dài sẽ có thể dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và mắc các chứng rối loạn tâm lý nặng hơn như rối loạn giấc ngủ, rối loạn hưng trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc nặng hơn là trầm cảm.
Triệu chứng rối loạn lo âu thường gặp
Các triệu chứng rối loạn lo âu có thể xuất hiện dưới nhiều cách khác nhau. Chúng có thể đến rất nhanh hoặc từ từ mà không đoán biết trước được. Do vậy, cần biết rõ những triệu chứng rối loạn lo âu để giúp chúng ta có thể can thiệp kịp thời. Dưới đây là một vài triệu chứng của căn bệnh này theo như chia sẻ đến từ các chuyên gia tâm lý:
- Căng thẳng, lo lắng quá mức: Cảm xúc tiêu cực của bản thân gây ảnh hưởng lên những người xung quanh
- Đứng ngồi không yên: Cảm giác lo âu kéo dài khiến bản thân không thể giữ được bình tĩnh và làm việc, phải di chuyển liên tục. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất chứng minh bạn đang trong tình trạng rối loạn lo âu
- Khả năng tập trung kém: Căng thẳng kéo dài khiến bản thân không thể bình tĩnh suy nghĩ dẫn tới khả năng tập trung giảm và có khả năng dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ
- Cảm thấy sợ hãi vô lý: Lúc này tâm trạng sẽ luôn thường trực những nỗi sợ không tên và không có lý do về chúng. Nó khiến bạn cảm thấy luôn luôn tồn tại một mối nguy hiểm tiềm tàng
- Tim đập nhanh: Luôn cảm thấy run rẩy, căng thẳng thần kinh tột độ, lạnh người, ra mồ hôi nhiều.
- Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, toàn thân đau nhức, không có năng lượng hoạt động
- Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn: Vì sức khỏe bị thay đổi do triệu chứng này gây nên khiến cho bạn luôn trong tình trạng cảm thấy chóng mặt, đau đầu, về lâu dài sẽ mất đi khả năng giao tiếp với người khác
- Rối loạn tiêu hóa, thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân: Cảm xúc lo lắng luôn thường trực cộng thêm tâm trạng không ổn định làm bạn không kiểm soát được chuyện ăn uống, có thể ăn rất nhiều hoặc không muốn ăn gì cả, khiến cân nặng lên xuống không đều.
- Cảm thấy nghi ngờ bản thân: Luôn có những suy nghĩ phủ nhận về bản thân cũng như những sự kiện xảy ra xung quanh. Luôn thường trực những suy nghĩ ngờ vực về chính sự tồn tại của mình dẫn đến sự thiếu tự tin và trở nên rụt rè hơn khi giao tiếp.
- Rối loạn giấc ngủ: Thần kinh không ổn định dẫn đến thiếu oxy lên não gây ra cảm giác thiếu ngủ, buồn ngủ và giờ giấc ngủ bị đảo lộn.
Xem thêm: Bạn biết gì về chứng rối loạn lo âu lan tỏa?
Nguyên nhân rối loạn lo âu
Hiện nay, vẫn chưa có gì chứng minh được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rối loạn lo âu. Nó có thể liên quan đến các chất hóa học trong não thường được gọi là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters). Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là do sự phối hợp giữa quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, tác động từ môi trường xung quanh và những tình huống trong cuộc sống.
Tuy không có nguyên nhân chính gây nên triệu chứng này, nhưng một số yếu tố nguy cơ sau có thể góp phần hình thành triệu chứng rối loạn lo âu ở con người:
- Tuổi thơ bất hạnh: Đây có thể được xem là một yếu tố có thể gây ảnh hưởng tâm lý kéo dài. Việc tổn thương tâm lý từ những ký ức tuổi thơ có thể khiến chúng ta cảm thấy luôn thường trực những nỗi sợ vô hình
- Bệnh tật: Việc mắc phải một căn bệnh nặng nào đó có thể khiến cho tâm trạng của chúng ta thay đổi vì những thất vọng trong lòng hoặc những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng gây ra triệu chứng lo âu
- Stress: Sự căng thẳng kéo dài từ những tình huống hằng ngày có thể khởi phát tình trạng này bất kỳ lúc nào
- Nhân cách: Có một số người thực sự có nhân cách dễ mắc phải rối loạn lo âu hơn người khác. Ngoài ra có thể do sự phân chia nhân cách từ chứng rối loạn nhân cách cũng dẫn đến liên kết của bệnh rối loạn lo âu
- Di truyền: Không thể bỏ qua yếu tố di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc rối loạn lo âu
- Lạm dụng các chất kích thích: Trong một số trường hợp sử dụng quá nhiều chất kích thích như caffeine hoặc nicotine cũng làm tăng tình trạng mắc phải chứng rối loạn lo âu
Cách chữa rối loạn lo âu không dùng thuốc
Việc sử dụng thuốc khi bị rối loạn lo âu nặng là một dạng điều trị cấp tốc cần thiết để ức chế không cho bệnh tình nặng hơn mà chuyển sang những loại bệnh lý khác. Nhưng bên cạnh đó, những biện pháp chữa rối loạn lo âu không dùng thuốc cũng được khuyến khích thực hiện trong quá trình chăm sóc sức khỏe tinh thần vì rối loạn lo âu.
- Tiếp nhận trị liệu tâm lý
- Tập luyện thể dục thể thao
- Dùng các loại trà thảo dược
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý
- Cố gắng ngủ đủ giấc và đúng giờ
- Tham gia các hoạt động yêu thích của bản thân
- Thiền định giảm lo âu, căng thẳng quá mức
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine, cồn và thuốc lá
Rối loạn lo âu là một triệu chứng bệnh tâm lý cần được quan tâm hơn trong cuộc sống hiện đại, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người bệnh. Vì thế nếu bạn cảm thấy mình cần được chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu, hãy đến các cơ sở thăm khám chuyên về tâm lý – tâm thần tại các bệnh viện chuyên khoa nhé! Chúc bạn luôn vui khỏe!