Mẹ&Con - Thời tiết nắng nóng gay gắt, nguy cơ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc những căn bệnh như rôm sảy, mẩn đỏ, hăm kẽ, mụn nước, u nhọt, thủy đậu… đang có xu hướng tăng cao. "Vắc xin” chuẩn phòng bệnh tay chân miệng đang vào mùa Đề phòng bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ mùa nóng Quinvaxem phòng bệnh tốt hơn Pentaxim

Phòng bệnh cho trẻ trong mùa nóng 5

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. (Ảnh minh họa)

So với người lớn, cấu trúc da của trẻ sơ sinh mỏng manh hơn rất nhiều. Trong giai đoạn đầu đời, da của bé cũng rất nhạy cảm, dễ nhiễm trùng vì cấu trúc làn da và tuyến mồ hôi vẫn chưa phát triển toàn diện để thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường. Đặc biệt là với tiết trời nắng nóng gay gắt, làn da của bé cần được ưu tiên chăm sóc đặc biệt hơn.

Chống nắng cho bé

Khi chưa được 6 tháng tuổi, trẻ không được dùng kem chống nắng. Ở độ tuổi này, cách an toàn nhất là hạn chế cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chú ý nhất là thời điểm bức xạ tia cực tím đạt đỉnh điểm từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều. Trong trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi buộc phải đi ra ngoài cùng bố mẹ, cần được che chắn bằng nón rộng vành, quần áo dài tay…

Chú ý việc tắm rửa, lau mồ hôi cho bé

Phòng bệnh cho trẻ trong mùa nóng 6

Thời điểm tốt nhất để tắm cho trẻ là lúc 10-11 giờ và 15-16 giờ. (Ảnh minh họa)

Trong thời gian rụng rốn, mẹ không nên tắm cho bé quá nhiều vì sẽ làm trôi lớp màng nhầy mỏng bảo vệ da, khiến da bé bị khô. Chỉ cần tắm cho bé 2-3 lần mỗi tuần là đủ. Nếu bé ra mồ hôi, hãy dùng loại khăn sữa thật mềm mịn để lau cho bé. Tốt nhất là nên tìm mua các loại khăn sữa sợi tre vừa có chức năng kháng khuẩn vừa thấm hút tốt để giữ cho da bé sạch sẽ và khô thoáng.

Chú ý những vùng cần lau mồ hôi thường xuyên để bảo vệ da của bé không bị hăm, rôm sảy hoặc nổi mẩn như vùng cổ, nách, cổ tay, cổ chân, mông và kẽ mông.

Từ 6 tháng tuổi, da bé đã cứng cáp hơn và bé cũng bắt đầu thích vận động nhiều. Lúc này mẹ có thể tắm cho bé mỗi ngày, nhưng chỉ tắm 1 lần bằng nước ấm để hạn chế nhiễm lạnh. Chỉ nên tắm nhanh trong vòng 5-10 phút. Sau khi tắm xong nên lau kĩ cho bé ở các vùng cổ, nách, bẹn. Sau đó quấn bé bằng khăn bông to, không quá dày nhưng phải có khả năng thấm hút tốt, không bị xổ lông hay phai màu. Lưu ý nếu chọn khăn không kĩ lưỡng, bé có thể bị mắc các bệnh ngoài da và bệnh đường hô hấp vì hít phải bụi bông của khăn.

Thời điểm tắm tốt nhất cho bé là vào 16h chiều khi trời đã bớt nóng nhưng vẫn chưa gió nhiều như buổi tối. Để bảo vệ làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần chọn những chế phẩm vừa có tác dụng làm sạch da vừa phù hợp với sinh lý tự nhiên của làn da bé. Ngoài sữa tắm, dầu gội đầu, phấn rôm… thì khăn bông là vật dụng bắt buộc tiếp xúc với da bé nhiều hơn. Nhất là trong mùa nắng nóng, trẻ dễ đổ mồ hôi nên cần chú ý chọn mua các loại khăn bông vải mềm mại, chất liệu an toàn để sử dụng cho bé.

Tags:

Bài viết liên quan