Mẹ&Con – Chị em nên trữ sẵn đồ ăn vặt trong túi khi mang thai? Đây là lời khuyên hoàn toàn hợp lý đấy.
Lý do bởi phần lớn các mẹ thường xuyên xuất hiện cảm giác bụng đói cồn cào khi mang thai. Thức ăn vặt dự dữ sẵn trong tủ lạnh, túi xách có thể nói giống như một “vị cứu tinh”, giúp mẹ giải thoát tình trạng mệt mỏi, khó chịu này.
Giống như các loại thực phẩm chính, ở mỗi giai đoạn của thai kỳ lại có những loại đồ ăn vặt cho bà bầu khác nhau nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng “đúng chuẩn” cho mẹ và thai nhi. Dưới đây là gợi ý một số loại đồ ăn vặt cho bà bầu phù hợp theo từng tháng thai kỳ mẹ không nên bỏ qua.
Giai đoạn đầu của thai kỳ (Tháng thứ 1 – 3):
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, mắc ca, đậu phộng
3 tháng đầu mẹ cần bồ sung axit folic phòng chống dị tật thai nhi. Axit folic có nhiều ở các loại hạt này.
Phô mai
Ngoài năng lượng và dinh dưỡng, phô mai còn cung cấp canxi cho mẹ và em bé trong bụng. Tuy nhiên, khi mua phô mai mẹ chú ý chọn loại phô mai đã tiệt trùng nhé.
Táo
3 tháng đầu mẹ bầu thường xuyên bị ợ nóng và ốm nghén ghé thăm? Dùng táo làm bữa ăn phụ sẽ giúp mẹ giảm bớt tình trạng này. Cách đơn giản nhất là ăn táo tươi, nhưng nếu có thể tại sao mẹ không tự làm ra món táo thái lát, sấy khô để sử dụng dần dần nhỉ?
Sữa chua
Giống như phô mai, sữa chua cũng cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi, đặc biệt là canxi. Và mẹ cũng nhớ chọn mua loại sữa chua đã qua tiệt trùng khi sử dụng nhé.
Các chế phẩm từ trứng
Tiêu biểu là các loại bánh được làm từ trứng chẳng hạn. Trứng cung cấp nhiều protein, vitamin A… Đây là loại đồ ăn vặt cho bà bầu rất tốt ở giai đoạn đầu tiên khi mang thai.
Khoai lang
Nếu ở nhà, mẹ có thể sử dụng khoai lang luộc còn khi ở bên ngoài, một túi khoai lang sấy nhỏ, bỏ vào túi xách sẽ rất tiện lợi. Nếu khéo tay, mẹ hãy thử làm khoai tây sấy bằng lò vi sóng xem sao nhé. Khoai lang sấy tự làm ở nhà sẽ ít natri và chất béo hơn so với khoai lang sấy mua sẵn đấy.
Cà rốt
Cà rốt dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn vặt, ví dụ như nước ép cà rốt, cà rốt sấy, mứt cà rốt hay đơn giản hơn mẹ chỉ cần nhấm nháp một thanh cà rốt tươi cũng rất tốt cho sức khỏe.
Giai đoạn giữa thai kỳ (Tháng thứ 4 – 6):
Mía
Hàng tá công dụng của nước mía mang tới cho mẹ bầu như: Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện ốm nghén, tốt cho tiêu hóa, làn da… Mua mía chặt khúc nhỏ để ăn trong những ngày hè oi bức là một gợi ý mẹ nên thử ngay.
Các loại trái cây
Trái cây tốt cho mọi giai đoạn thai kỳ vì nó cung cấp nhiêu vitamin cần thiết. Trừ một số loại trái cây có tính nóng, mẹ nên nhâm nhi trái cây mỗi ngày để em bé sinh ra trắng trẻo, thông minh.
Hạt bí
Thiếu sắt không những làm cơ thể mẹ thiếu máu mà còn làm giảm tốc độ phát triển của thai nhi. Hạt bí là loại đồ ăn vặt cho bà bầu chứa khá nhiều sắt, nếu có điều kiện mẹ nên mua một bịch hạt bí to, sau đó chia ra làm nhiều bịch nhỏ để trong túi xách nhâm nhi những lúc rảnh rỗi.
Chè thâp cẩm
Ở tháng thứ 2 của thai kỳ, cảm giác ốm nghén đã giảm bớt đáng kể song vẫn chưa ngưng hẳn. Chè thập cẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu trong suốt thai kỳ như: Vitamin A, C, D, E, canxi, kali, sắt, magie, kẽm… là tin vui cho những mẹ bầu ốm nghén, khó ăn.
Các loại đậu
Chẳng hạn như đậu nành, đậu tương, đậu hà lan… Đồ ăn vặt cho bà bầu họ nhà đậu chứa lượng protein phong phú. Mẹ có thể bỏ túi đậu luộc/ rang tại nhà hay những hũ đậu nhỏ xinh mua ngoài hàng đều được.
Giai đoạn cuối thai kỳ (Tháng thứ 7 – 9):
Rong biển miếng
Giai đoạn này, rong biển miếng là một trong những loại đồ ăn vặt cho bà bầu rất tốt. Trong rong biển có nhiều chất xơ và I-ốt, giúp hỗ trợ quá trình tiết sữa và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Bánh quy
Giảm đói, lấy lại năng lượng nhanh chóng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi chính là bánh quy. Nếu thích ăn bánh quy, mẹ nên lựa loại bánh ít đường/ muối hoặc nếu khéo tay, không gì bằng những mẻ bánh được làm ngay tại nhà.
Lương khô
Giá thành rẻ nhưng dinh dưỡng lại “không phải dạng vừa đâu”. Thành phần chủ yếu tạo ra lương khô là bột ngũ cốc, do vậy đây là một trong những loại đồ ăn vặt cho bà bầu mẹ nên “điểm danh” ngay trong túi xách.
Bắp luộc
Những hạt bắp luộc tuy nhỏ bé, nhưng lại chứa vô số thành phần dinh dưỡng như omega 3, protein, carbohydrate… giúp chống táo bón cho mẹ và ngăn ngừa dị tật cho thai nhi… Tiêu thụ bắp ngô tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều, tiêu thụ vào buổi tối sẽ khiến mẹ khó tiêu hóa hơn bởi hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái bắp phải cần có thời gian dài để tiêu hóa hoàn toàn.
Bỏng ngô
Nhưng là loại bỏng ngô ít đường, và có thể làm tại nhà sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi trong bụng. Bỏng ngô vị trà xanh hay phô mai là một gợi ý thú vị, tại sao mẹ lại không thử nhỉ?
Nhằm giúp mẹ thỏa mãn cơn thèm ăn vặt trong thai kỳ, Mẹ&Con xin được gợi ý một vài đồ ăn vặt cho bà bầu phù hợp với từng tháng thai kỳ kể trên. Có rất nhiều loại đồ ăn vặt khác nhau cho mẹ chọn lựa, thật tuyệt vời phải không nào?