Mẹ&Con - Năm kinh tế lao đạo, khi chữ 'khó' đột nhiên xuất hiện trong nhà của bạn, rất nhiều thứ sẽ thay đổi, kể cả với mối quan hệ vợ chồng. Ứng xử như thế nào với nhau trong một năm 'khó' quả thật không phải chuyện dễ dàng. Bí quyết cân bằng chi tiêu khi lỡ... vung tay quá trán 5 sai lầm tài chính tuổi 30 Độc lập tài chính trước khi kết hôn

Đang đầy đủ đột nhiên… vỡ nợ!

Chưa có giai đoạn nào, các gia đình lại phải đối mặt với chuyện thất nghiệp, nợ nần nhiều như lúc này. Không phải chỉ có những gia đình thuộc dạng “một túp lều tranh hai trái tim vàng” hay “thường thường bậc trung” mới gặp cảnh khó khăn mà nhiều gia đình trước đó thuộc dạng dư giả, có của ăn của để cũng phải chới với, lao đao.

Anh Tùng – chị Hoa là một đôi vợ chồng thuộc dạng khá so với bạn bè. Vài năm trước, nhìn cảnh vợ chồng thu nhập cộng lại hơn 50 triệu đồng, mua được căn hộ chung cư, sắm được cả xe hơi (dù là xe hơi cũ), đều đều cuối tuần lại đưa nhau đi ăn nhà hàng, đi chơi xa, bạn bè ai cũng ước ao, trầm trồ. Đùng một cái, tình hình kinh tế thay đổi. Vợ nằm trong danh sách cắt giảm nhân viên, thành ra thất nghiệp. Công ty chồng chưa đến nỗi cho nhân viên nghỉ, nhưng cắt giảm lương chỉ còn 2/3. Tiền thưởng (hoa hồng) của anh cũng chẳng còn. Thu nhập gia đình chỉ còn lại chưa đầy phân nửa so với những năm trước, con cái lại bắt đầu đứa vào mẫu giáo, đứa vào lớp 1, vợ chồng bỗng chốc mất ăn mất ngủ vì rơi vào cảnh thắt lưng buộc bụng, đến xe hơi cũng phải tính chuyện bán đi.

Phải làm gì khi đột nhiên... vỡ nợ? 5

Chưa tới nỗi hai vợ chồng cùng “xuống dốc” như thế, nhưng gia đình anh An – chị Tuyến cũng chẳng khá hơn. “Đang là trụ cột kinh tế gia đình, giờ lại gần như thất nghiệp, anh xã đâm tự ái với mình và cứ tìm cớ… gây! Nhiều lúc công việc của mình có tiến triển tốt, mình về nhà lỡ vui miệng khoe, tươi cười chia sẻ này nọ, thế là bị anh ấy cự. Có lúc vợ chồng cãi nhau ầm ầm chỉ vì mình về muộn một chút, phải đi ăn tối cùng đối tác. Ảnh ghen tuông, nói những câu rất khó chịu. Mình thì vừa bực vừa phải ráng nhịn vì hiểu tâm lý chồng đang ức chế. Ngày xưa có bao giờ như thế đâu. Hình như lúc đang thành công, đang vui vì kiếm được nhiều tiền, người ta dễ dàng chấp nhận ở nhau mọi thứ. Mình có về muộn một chút, cơm nước chưa kịp nấu ảnh cũng cười xòa, kéo nhau ra nhà hàng nhỏ nào đó ăn là xong. Giờ thì trễ một bữa cơm, ảnh cũng đập bàn đập ghế bảo cô khinh tôi không kiếm ra tiền, suốt ngày nhởn nhơ với… thằng nào khác phải không! Mệt mỏi kinh khủng!”, chị Tuyến than thở.  

Thế mới biết, không chỉ “mệt” vì kinh tế khó khăn, phải chật vật xoay đủ cách để kiếm tiền, nhiều gia đình còn trở nên xáo trộn chỉ vì tâm lý bất an len lỏi vào nhà, khiến cách hành xử của mỗi thành viên cũng trở nên “khác biệt”. Chị Phúc Nghi (Quận Tân Phú) cho biết: “Từ ngày kinh tế gia đình đi xuống, vợ chồng cứ năm bữa nửa tháng lại xảy ra một trận cãi tưng bừng. Có hôm hai vợ chồng đi làm về nhà, thấy mình quên tắt một cái quạt máy trong phòng ngủ để nó chạy từ sáng đến chiều, ảnh quát xối xả rằng bộ tưởng tiền bạc còn dư giả như ngày xưa hả, chắt chiu từng đồng để cho… phá của thế này phải không. Mình vừa tức vừa tự ái, vì trước kia có bao giờ ảnh nói chuyện kiểu đó đâu, thế là gây lại. Cả hai chiến tranh lạnh cả mấy ngày liền!”.

Ứng xử thế nào trong những ngày “gian khó”?

Quả thật, ai cũng bảo tiền bạc là vật ngoài thân, tình cảm mới là bền chặt và đáng quý, nhưng chỉ cần kinh tế gia đình “có vấn đề” một chút, không thể phủ nhận nhiều cái khó sẽ nảy sinh ngay.

Không chỉ “nhức đầu” với chuyện nợ nần, cắt giảm chi tiêu, nhiều gia đình còn mệt mỏi vì chính cách hành xử thay đổi “một trăm tám chục độ” của người bạn đời. Stress, lo lắng, mặc cảm, nhiều người đem hết những ấm ức không giải tỏa được để… trút vào gia đình. Có bà mẹ chia sẻ với chuyên gia tâm lý đầy ân hận: “Con đòi mẹ chở đi ăn kem. Gặp ngay cái lúc mình đang nổi điên và đầy lo lắng vì vừa nhận được tin chồng thất nghiệp, tiền mua nhà trả góp thì đến kỳ thanh toán, thế là mình hét toáng lên với con: ‘Kem kem cái gì! Giờ đến cơm còn chưa chắc có để ăn đây này!’. Nghe mình nói xong câu đó, chồng mình sững sờ một lát rồi… bỏ đi ra khỏi nhà. Bé con của mình thì xụ mặt, mếu máo bỏ lên phòng. Tự dưng mình ân hận ghê gớm vì đã để những lo toan bộc phát ra ngoài, gây ảnh hưởng đến cả nhà…”.  

Phải làm gì khi đột nhiên... vỡ nợ? 6

Chuyên gia tư vấn tâm lý Trần Thị Minh Hạnh cho biết: “Năm kinh tế khó khăn nên không ít gia đình rơi vào những tình cảnh không vui như nợ nần, thất nghiệp, thu nhập giảm sút, phải thắt lưng buộc bụng… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất không phải chỉ là kỹ năng để thu vén kinh tế gia đình lúc ngặt nghèo này, nỗ lực để vượt qua mà còn là thái độ ứng xử của các thành viên với nhau. Người ta bảo: Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Tình cảm vợ chồng có khi qua cơn khó khăn càng thêm bền chặt, song cũng có khi lộ ra hết những bất mãn, những tính xấu trong giai đoạn này, đến mức hết muốn nhìn mặt nhau…”.

Cũng theo chuyên gia Minh Hạnh, vợ chồng nên giữ sự đồng lòng, giữ sự lạc quan. Đừng để sự căng thẳng tâm lý của cá nhân lan ra cho cả gia đình, đừng tìm cách cãi cọ, trách móc lẫn nhau vì điều đó chẳng giải quyết được gì, chỉ làm không khí thêm căng thẳng và bản thân bạn thêm mệt mỏi, mất điểm tựa, mất niềm tin vào tương lai.

“Một số cách nên làm là ngồi xuống cùng bàn với nhau cách cắt giảm chi tiêu hợp lý, động viên nhau để cùng giữ tinh thần vượt qua những ngày tháng thử thách. Quan trọng hơn cả là nên bỏ bớt cái tôi của bản thân mình, đừng tự ái chỉ vì mình phải… ở nhà nội trợ tạm ít tuần, để vợ đi làm. Nếu cùng nhìn về một phía, cùng tin tưởng khó khăn chỉ là tạm thời, hết lòng chia sẻ với nhau, bạn sẽ thấy việc vượt qua những thử thách này dễ dàng hơn hẳn. Thậm chí, khi vượt qua được rồi, bạn còn biết ơn khoảng thời gian này, vì nhờ nó mà tình cảm gia đình thêm nồng mặn, bền chặt, bạn càng hiểu và trân trọng người bạn đời của mình hơn!”, chuyên gia nhắn nhủ.

CÁC VIỆC NÊN LÀM KHI GIA ĐÌNH GẶP KHÓ KHĂN

– Không giữ “tâm sự” một mình, nên cùng chia sẻ và cùng bàn bạc thẳng thắn, tìm hướng giải quyết với bạn đời.

– Sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi tạm thời một số vai trò, trách nhiệm trong gia đình. (Chẳng có gì mắc cỡ nếu như bạn nấu giúp vợ một nồi cơm trong trường hợp bạn đang thất nghiệp ở nhà và vợ còn phải tất tả giờ tan ca chưa về kịp).

– Lên kế hoạch tiết kiệm cho cả nhà. Giải thích một cách vui vẻ nhưng nghiêm túc để mọi thành viên cùng tham gia. (Năm tuổi, con bạn đã có thể hiểu nếu bạn nói: “Mẹ cần để dành tiền mua sữa cho con nên chúng ta chưa thể mua món đồ chơi này”. Không nên quát tháo con vô cớ nếu như con không biết gì và đòi ăn một que kem trong khi bạn cần… tiết kiệm!).

– Tránh mặt nặng mày nhẹ chỉ vì chuyện kinh tế gia đình. Điều đó chỉ khiến tình hình tệ hại thêm mà thôi. Bạn cần giữ sự vui vẻ và lạc quan, động viên mọi người cùng cố gắng. 

Tags:

Bài viết liên quan