Mẹ&Con - Thực tế, trong xã hội hiện nay chuyện ngoại tình, “ông ăn chả bà ăn nem” chẳng còn là điều xa lạ, thậm chí nó còn xuất hiện với tần suất dày đặc và… nhan nhản. Cha mẹ ly hôn, con ở với ai? Nói với con thế nào khi cha mẹ ly hôn? Tâm lý trẻ khi cha mẹ ly hôn

Ông ăn chả bà ăn nem”, vậy sống trong một gia đình đầy rẫy dối lừa ấy ai sẽ là người đau khổ nhất? Không phải cha, chẳng phải mẹ. “Ông ăn chả, bà ăn nem” chỉ những đứa con là tèm lem nước mắt.

Ngoại tình trong xã hội hiện nay không phải điều hiếm gặp. Dẫu biết đó là điều phi lý, không thể chấp nhận trong đời sống vợ chồng nhưng giống như con thiêu thân, nhiều người vẫn cứ lao vào dù trong đầu đã mường tượng rất rõ những điều thảm hại sau đó.

Trước đây, có nhiều cặp vợ chồng bất chấp sống chết để được đến với nhau mặc sự ngăn cản, cấm đoán của gia đình. Sau hôn nhân, nếu họ vì thế mà trân trọng nhau, cùng nhau vun vén gia đình thì quả là điều đáng mừng. Còn nếu họ không vượt qua được cơm áo gạo tiền, dần dần nhạt phai ngọn lửa tình bên cạnh bạn đời, ngoại tình xảy ra âu cũng là điều không mấy xa lạ. Nhưng khiến người ta nhói lòng nhất, đó là cảnh “ông ăn chả, bà ăn nem” – chỉ có những đứa con là tèm nhem nước mắt.

Ngoại tình cũng “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”
Nói về chuyện ngoại tình, dẫn đến cảnh “ông ăn chả bà ăn nem” có lẽ nhiều vô kể. Có gia đình vì vợ quá yêu chồng, tin chồng nên khi phát hiện anh ta lén lút ngoại tình, người vợ hoàn toàn sụp đổ. Bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu niềm tin lớn lao khi ta trao cho một người mà người ấy trả lại bằng cách “đâm sau lưng”, thử hỏi có ai mà không mảy may đau lòng?

Vì niềm kiêu hãnh, vì lòng tự trọng hoặc cũng có thể vì để giữ gìn hình ảnh trước mặt bạn bè, họ hàng, làng xóm… họ không thể tự hủy hoại mình tới nỗi “thân tàn ma dại” mà rơi vào trạng thái căm phẫn, “ủ mưu” ý định trả thù. Phần lớn sẽ nghĩ đến việc sẽ “cắm sừng” lại chồng, để anh ra cảm nhận được phần nào đó nỗi đau mình đã phải chịu đựng suốt thời gian qua.

Cũng có những gia đình, vì không thể sửa đổi thói quen trăng hoa của người chồng nên người vợ chán nản, buông xuôi. Khi đang ở thời điểm hụt hẫng trong hôn nhân, họ dễ yếu lòng và phạm phải những sai lầm không đáng có. Nếu tỉnh táo, nhiều người vẫn có thể dừng lại đúng thời điểm. nhưng thật buồn là đa số lại càng ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy không lối thoát.

Lại cũng có những người coi việc “ông ăn chả” thì “bà ăn nem” là điều tất lẽ dĩ ngẫu, mới là công bằng cho cả hai. Chính vì vậy, bi kịch “ông ăn chả bà ăn nem” có thể xuất hiện ở mọi thời đại, mọi lứa tuổi, trong mọi gia đình.

Ông ăn chả bà ăn nem, bỏ mặc con tèm nhem nước mắt 4

Ông ăn chả bà ăn nem bỏ mặc con tèm nhem nước mắt. (Ảnh minh họa)

Hồn nhiên “ăn chả”, “ăn nem”, quá ít những người hiểu được rằng nếu chồng/vợ mình cặp bồ, mình cũng cặp bồ thì đồng nghĩa với việc hôn nhân của mình rơi vào kết thúc. Hơn nữa, chưa kịp lên án chồng/vợ mình thì bạn đã vô tình tự tước bỏ đi cái “chính nghĩa” của mình.

Từ danh phận của một người bị phản bội, bạn lại hạ thấp mình xuống là kẻ cũng lăng nhăng, ngoại tình”. Thử hỏi vì một kẻ làm đau mình có đáng để đánh đổi như vậy không? Dù cho bạn không còn muốn cứu vãn cuộc hôn nhân này, thì cũng không cần phải vội vã lao vào một mối quan hệ nguy hiểm như vậy.

Chồng sung sướng, vợ hả hê, con cái đau khổ
Thỏa mãn cái riêng tư của mỗi người, nhưng những ông “ăn chả”, bà “ăn nem” lại không suy nghĩ đến việc ai sẽ là người đau khổ nhất khi rơi vào vòng xoáy này? Xin thưa rằng không phải các anh, cũng chẳng phải các chị mà đó chính là con cái – những đứa trẻ vô tội từng là trái ngọt được nâng niu, chiều chuộng của chính cha mẹ chúng một thời.

Khoa học đã chứng minh, trẻ con được sống trong môi trường hạnh phúc, cha mẹ thuận hòa bao giờ cũng phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần hơn so với những đứa trẻ bất hạnh, ngày ngày chứng kiến cha mẹ lạnh nhạt, thờ ơ, vùng vằng, chửi bởi thậm chí đánh nhau trước mặt mình.

Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng chúng còn quá nhỏ để có thể hiểu hết mọi chuyện. Những lời nói, cử chỉ mà cha mẹ đối đãi với nhau sẽ là những ấn tượng mạnh, những kí ức đau khổ mãi mãi hằn sâu vào tâm trí, đi theo chúng suốt năm dài tháng rộng. Khi trưởng thành, trẻ ắt hẳn bị ám ảnh không ngừng.

Trong trường hợp này, có hai điều sẽ xảy ra: Một là sau khi lớn lên, đứa trẻ ấy lại tiếp tục lâm vào “vết xe đổ” của chính cha mẹ chúng ngày xưa vì không còn niềm tin vào thứ gọi là “hạnh phúc”.

Thứ hai khả quan hơn. Nếu một đứa trẻ ngày nào cũng phải đối mặt với những điều không tốt, ắt hẳn sẽ chán ghét và không bắt chước như thế. Tuy nhiên, làm sao ai dám khẳng định con mình sẽ rơi vào trường hợp số một hay số hai, khi không còn coi chúng là mối bận tâm hàng đầu?

Nên chăng chuyện “ông ăn chả bà ăn nem”?
Thực tế, trong xã hội hiện nay chuyện ngoại tình, “ông ăn chả bà ăn nem” chẳng còn là điều xa lạ, thậm chí nó còn xuất hiện với tần suất dày đặc. Ly hôn cũng chẳng phải chuyện hiếm có khó tìm. Thế nhưng trước khi quyết định từ bỏ nhau, chỉ mong cha mẹ hãy nghĩ tới những ngày tháng yêu nhau mặn nồng, nghĩ tới những đứa trẻ còn non nớt, thơ dại.

Nếu đến với nhân tình, chúng ta sẽ được những giây phút thoải mái, chiều chuộng, mới lạ, thoả mãn nhục dục… Nhưng nếu ở bên gia đình, ta sẽ được thứ tình cảm ấm áp, nương tựa, chia sẻ với nhau lúc khó khăn hoạn nạn, vui buồn. Có nụ cười tiếng khóc, tiếng nói bi bô của con thơ, nhìn con lớn từng ngày…

Đừng chạy theo suy nghĩ “ông ăn chả bà ăn nem”. Chúng ta sống không phải chỉ cho riêng mình, mà còn cho những người yêu quý xung quanh, đó mới là điều đáng trân trọng. Và hơn hết, chúng ta đã làm cha, làm mẹ, chúng ta đã có những đứa con….

Tags:

Bài viết liên quan