Nôn trớ là tình trạng phổ biến mà nhiều trẻ sơ sinh thường gặp phải. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh bao gồm các dạng nôn khác nhau và liên quan đến các nguyên nhân cụ thể gây nôn cần được xử trí kịp thời.
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không ?
Trong hầu hết các trường hợp không có triệu chứng nghiêm trọng, tình trạng nôn trớ sẽ biến mất sau giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, có những trường hợp nôn trớ là dấu hiệu quan trọng cho thấy tình trạng sức khỏe của con có vấn đề như:
- Con thực sự không khỏe
- Con không thể tiếp tục phát triển được
- Con bị trào ngược dạ dày thực quản
- Con bị tiêu chảy
- Bụng con đang bị chướng lên
- Qúa trình truyền phân su của con có vấn đề
- Con bị mất nước (kèm theo dấu hiệu khô miệng, ít đi tiểu, giảm trương lực…)
Nếu con không gặp phải bất kỳ tình trạng nào được sau đây, thì tình trạng nôn trớ không hoàn toàn nghiêm trọng. Ở trẻ sơ sinh phải bú sữa mẹ, khi con nôn trớ một lượng nhỏ và có màu vàng thì có thể là do sữa mẹ non chứ không phải do dịch mật và thường là lành tính nếu số lượng và tần suất nôn trớ của con thấp.
Những dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh cần cảnh giác
Nôn trớ có lẫn máu
Nguyên nhân phổ biến nhất của chất nôn có lẫn máu là do nuốt phải máu của mẹ khi bú. Khi trẻ sơ sinh nuốt phải máu thường gây kích thích dạ dày và gây nôn mửa. Con có thể đã nuốt phải máu của mẹ khi:
Nuốt máu khi sinh
Chắc chắn khi sinh, mẹ đã phải mất khá nhiều máu, dù cho đó là phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Vì vậy, khả năng con nuốt phải máu của mẹ trong lúc lâm bôn là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, trường hợp con nuốt phải máu trong quá trình sinh xảy ra nhiều nhất khi mẹ bị xuất huyết trong khi chuyển dạ, khiến máu xâm nhập vào nước ối trong vài giờ trước khi con chào đời.
Con sẽ mất vài ngày để cơ thể tự loại bỏ lượng máu này khỏi dạ dày bằng cách nôn hoặc đi ngoài phân sẽ sệt sệt chứ không phải là phân su như những đứa trẻ khác.
Nuốt máu khi con bú sữa mẹ
Nhiều trẻ sơ sinh khi bú sữa mẹ sẽ nuốt phải máu do núm vú bị nứt và chảy máu vì con mút, ngậm quá mạnh. Thông thường người mẹ sẽ nhanh chống nhận thức được vấn đề ở núm vú trong khi con đang bú, nhưng không phải lúc nào cũng vậy vì đôi lúc mẹ không cảm nhận được.
Và những trường hợp này cũng cần được xử trí kịp thời để đảm bảo an toàn cho con trẻ. Nếu núm vú bị nứt và chảy máu, mẹ sẽ phải lưu ý hơn và có thể cần được các bác sĩ tư vấn về việc cho con bú về việc sử dụng núm vú giả. Việc cho con bú sữa mẹ sẽ phải dừng ngay lập tức, nếu mẹ dương tính với căn bệnh viêm gan C.
Trẻ đang gặp phải tình trạng xuất huyết
Đây là một tình trạng hiếm gặp hơn. Và nguyên nhân có thể bao gồm:
Bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh (HDN) – điều này hiếm khi xảy ra khi trẻ tổng hợp đủ vitamin K dự phòng cho cơ thể. Những trẻ sơ sinh có mẹ đang dùng thuốc có tác dụng phụ gây cản trở chuyển hóa vitamin K (chẳng hạn như thuốc chống co giật hoặc thuốc uống chống đông máu) hoặc em bé bị bệnh gan sẽ có nguy cơ gặp phải tính trạng nôn trớ có lẫn máu cao hơn.
Trẻ bị loét dạ dày do căng thẳng – những trẻ bị bệnh nặng có thể bị loét dạ dày do căng thẳng, cũng như những trẻ đang được điều trị bằng thuốc như corticosteroid và indomethacin.
Trẻ nuốt phải máu của chính mình
Em bé có thể nuốt phải máu của chính mình do các chấn thương ở đường hô hấp trên, trường hợp này có thể xảy ra do:
- Trẻ làm động tác hút quá mạnh khi bú
- Trẻ đang phải đặt ống nội khí quản hoặc ống thông mũi dạ dày.
- Trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản gây viêm thực quản trào ngược
Nôn trớ có lẫn dịch mật
Nếu trẻ nôn trớ ra mật (màu xanh lá cây, không phải màu vàng nhạt) có thể được chẩn đoán là bị tắc ruột. Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột bao gồm:
- Chứng xoắn ruột liên quan đến sự biến dạng của trung tràng (đây là tình trạng nguy hiểm nhất).
- Xoắn ruột có thể khiến ruột bị thiếu máu cục bộ, hoại tử và có khả năng bị thủng chỉ sau vòng vài giờ, vì vậy việc chẩn đoán và tiến hành phẫu thuật để điều trị là cấp thiết.
- Bệnh Hirschsprung.
Các dấu hiệu khác của triệu chứng tắc nghẽn, bao gồm tiêu chảy ra máu, chướng bụng và hậu môn biến dạng cũng có thể giúp ba và mẹ phát hiện kịp thời tình trạng của con.
Mẹ và Con hy vọng bài viết này có thể giúp các bậc làm cha mẹ có thể dễ dàng theo dõi sức khỏe của con thông qua một số cách vô cùng đơn giản. Chúc bạn và bé luôn có thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống nhé!