Mẹ&Con - Chuột rút là hiện tượng phổ biến thường gặp trong thai kỳ, khiến mẹ bầu gặp không ít khó khăn và phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này không khó, bầu có thể tham khảo một số mẹo sau. Bầu nên làm gì khi 'dính' viêm gan siêu vi B? Bầu có nên ăn đậu phộng không? Bầu cần làm gì khi bị cúm?

Nguyên nhân bầu bị chuột rút

Sự thay đổi trọng lượng cơ thể đột ngột khiến cơ thể chịu áp lực là nguyên nhân gây ra chuột rút ở đa phần phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra, khi bào thai càng lớn sẽ tạo áp lực lên cổ tử cụng dẫn chèn ép các mạch máu từ tim đến chân, khiến các dây thần kinh ở chân bị tê liệt gây ra hiện tượng chuột rút.

Nói lời “tạm biệt” với chuột rút trong thai kỳ chỉ bằng những mẹo này 5Mát xa chân cũng có tác dụng giảm chuột rút

Chuột rút thường bắt đầu xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và tiếp tục xuất hiện thường trong những tháng tiếp theo. Chuột rút có thể xảy ra nhiều thời điểm khác nhau trong ngày nhưng nhiều nhất vẫn là ban đêm, khi đi ngủ. Điều này, ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của bầu.

Cách đối phó với chuột rút khi mang thai

Chuột rút mặc dù không gây hại cho mẹ và bé nhưng nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của mẹ bầu. Để đối phó với chuột rút bầu có thể áp dụng những lời khuyên hữu ích sau:

Nói lời “tạm biệt” với chuột rút trong thai kỳ chỉ bằng những mẹo này 6Tập luyện nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện đáng kể chuột rút khi mang thai

– Căng cơ bắp chân thường xuyên trong ngày và vài lần trước khi đi ngủ.

– Khi ngồi xem tivi hoặc đọc sách nên xoay mắt cá chân và ngọ nguậy các ngón chấn cũng có tác dụng giảm chuột rút hiệu quả.

– Thường xuyên đi bộ mỗi ngày nếu bác sĩ cho phép. Việc đi bộ sẽ giúp máu huyết được lưu thông tốt hơn đồng thời rèn luyện sự dẻo dai cho các cơ, sẽ giúp phòng tránh chuột rút rất tốt.

– Nằm nghiêng về bên trái khi ngủ không chỉ giúp bầu dễ thở hơn mà còn giúp máu đến tim nhanh hơn sẽ hạn chế được chuột rút khi ngủ.

– Tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ để vừa thư giãn vừa giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

– Bổ sung canxi và vitamin khi mang thai sẽ giúp phòng tránh đươc chuột rút. Về liệu lượng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hưỡng dẫn và tư vấn thêm.

Ngoài ra khi bị chuột rút bầu có thể xử lý bằng những cách sau:

– Duỗi thẳng chân, đồng thời giữ ngón chân cái thẳng còn các ngón chân còn lại uốn cong về phía cẳng chân. Ban đầu bạn sẽ có cảm giác đau đớn nhưng triệu chứng này sẽ giảm dần và các cơn tê nhức do chuột rút sẽ dần biến mất.

– Khi bị chuôt rút bầu có thể ngồi xuống nghỉ ngơi và mát xa cho cơ bắp hoắc dùng một chai nước nóng để chườm vào. Đi bộ vài phút cũng giúp bầu cải thiện đáng kể tình trạng này.

Tuy nhiên sau những nỗ lực trên mà tình trạng chuột rút vẫn không suy giảm, xuất hiện những cơn chuột rút thường xuyên kèm sưng, đau nổi vết đỏ ở chân. Đây có thể là triệu chứng của cục máu đông rất nguy hiểm. Lúc này bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.

Theo babycenter

Tags:

Bài viết liên quan