Mẹ&Con - Phương pháp nấu lá thuốc xông hơi để giải cảm được dân gian áp dụng và truyền lại từ đời này qua đời khác. Đặc biệt hơn, khi các dược liệu xông hơi chính là những cây cỏ gần gũi, dễ tìm xung quanh nhà bạn. Mẹ khéo tay nấu cháo gà tía tô giải cảm khi con ốm Tạm biệt bệnh cúm với 3 món ngon giải cảm dễ làm từ củ cải trắng 3 món cháo giải cảm hiệu quả cho ngày đông

Nồi lá xông giải cảm “đúng chuẩn” tại nhà 5

Nồi lá xông giải cảm rất hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Nồi lá xông giải cảm dùng để chữa cảm mạo giai đoạn đầu thường có mùi thơm, xông hơi trong vòng 10-20 phút và sau đó uống một cốc nước nóng. Tác dụng vật lý của hơi nước nóng kết hợp tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.

Thành phần của nồi lá xông

Nồi lá xông giải cảm thường là dùng lá tươi có chứa các tinh dầu cay, nóng, bao gồm lá chanh, sả, ngải cứu, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu… Mỗi lần dùng 5-10 loại lá tùy thuộc vào khả năng bạn tìm được bao nhiêu loại lá.

Cách nấu nồi lá xông giải cảm

Nồi lá xông giải cảm “đúng chuẩn” tại nhà 6

Lá bưởi là một trong những loại lá dùng để nấu nước xông hơi giải cảm rất tốt. (Ảnh minh họa)

Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi rồi đổ ngập nước. Dùng lá chuối tươi phủ kín miệng nồi trước khi đậy nắp. Nếu được thì bạn có thể dùng một vật nặng đè lên nắp nồi để giữ hơi. Đun sôi khoảng 5-10 phút, không nên để sôi quá lâu vì sẽ làm mất lượng tinh dầu có trong lá.

Tiến hành xông hơi

Nên xông trong phòng kín, tránh gió lùa, người bệnh nhớ chuẩn bị thêm một chiếc khăn sạch và chiếc đũa.

– Người bệnh cởi bỏ quần áo, trùm chăn kín người. Nồi xông đặt trước mặt người xông.

– Đầu ngẩng và nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt.

– Dùng đũa mở nồi nước từ từ cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Khi nào mồ hôi ra đều toàn thân thì dừng xông. Thời gian xông thường 10-20 phút.

– Lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch, thay quần áo sạch rồi nằm nghỉ.

– Uống một cốc nước trà, đường, chanh… pha với nước ấm.

Vài điều cần lưu ý

– Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là tác dụng qua đường hô hấp… Mồ hôi sẽ ra từ từ, bắt đầu từ trán, cổ, gáy, sau đó đến lưng, ngực, bụng. Nên ngừng xông khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió.

– Khi xông, chỉ nên cho mồ hôi ra từ từ, rơm rớm trên da. Không nên xông nhiều lần vì có thể gây ra nhiều mồ hôi dẫn tới cơ thể mất nước.

– Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.

Nồi lá xông giải cảm không áp dụng cho người đã ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, mất máu nhiều, chóng mặt, người không điều khiển được hành vi của mình như già yếu, lú lẫn, người mắc bệnh Parkinson (mất trí nhớ)…

– Không dùng cho những người đang bị bệnh nặng, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

– Trong quá trình xông đề phòng bị bỏng.

– Xông giải cảm thường chỉ xông một lần, nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nên dùng nồi lá xông hơi khi nào?

Khi bị cảm lạnh có các triệu chứng như ổ mũi, nghẹt mũi, ho nhiều, không có triệu chứng sốt cao, không có triệu chứng đau nhức cơ thể.

Tags:

Bài viết liên quan