Mẹ&Con – Nếu như sữa mẹ mang đến nguồn dưỡng chất quý giá nhất cho trẻ sơ sinh thì giấc ngủ giữ một vai trò rất quan trọng đối với khả năng sinh trưởng của các bé. 3 bước quấn khăn ủ ấm đúng cách giúp bé ngủ ngon Làm sao để biết bé ngủ đủ giấc? Những việc nên và không nên khi cho bé ngủ

Điều căn bản nhất mà hầu hết các bố mẹ đều biết đó là trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều. Các bé có thể ngủ ít nhất từ 16-17 tiếng mỗi ngày. Thế nhưng không phải tất cả các bé sơ sinh đều có chung một nhịp sinh học như nhau.

Chu kỳ giấc ngủ của một người trưởng thành kéo dài khoảng 90 phút. Trong khi đó ở trẻ sơ sinh chỉ là 60 phút. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu như bé sơ sinh thức giấc thường xuyên hơn so với người lớn. Tuy nhiên, một số bé sơ sinh không thể kéo dài giấc ngủ của mình theo chu kỳ thông thường như những đứa bé khác. Điều này có thể lặp lại kể cả khi bé ngủ ngày hay đêm. Chính vì thế, trong những trường hợp giấc ngủ bất thường như thế này, bé sẽ cần được giúp đỡ để có được một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Dưới đây là những thói quen ngủ của trẻ sơ sinh:

Để bé được ngủ cùng mẹ

Những thói quen ngủ của trẻ sơ sinh mẹ cần biết 6Để bé sơ sinh ngủ cùng mẹ sẽ có ý nghĩa hơn nhiều đối với chất lượng giấc ngủ của bé

Theo các chuyên gia, việc để bé sơ sinh ngủ cùng mẹ sẽ có ý nghĩa hơn nhiều đối với chất lượng giấc ngủ của bé. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng bé sơ sinh chỉ thực sự cảm thấy an toàn khi được sống trong điều kiện gần giống với tử cung của mẹ êm ái và nhẹ nhàng. Chính vì vậy, bé rất cần được vuốt ve và âu yếm sau khi chào đời. Bên cạnh đó, chính hơi ấm từ nơi mẹ cũng sẽ giúp bé cảm nhận rõ hơn về tình mẫu tử và bàn tay chăm sóc dịu dàng của mẹ. Ngoài ra, việc để bé sơ sinh ngủ cùng mẹ cũng rất cần thiết trong những trường hợp bé thức giấc giữa đêm.

Không để mặc bé khóc

Những thói quen ngủ của trẻ sơ sinh mẹ cần biết 7Để mặc bé khóc không tốt

Nhiều bố mẹ có xu hướng để mặc bé khóc vì tin rằng điều đó giúp bé có thể tự lập được ngay từ thuở bé. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, điều đó không tốt cho trẻ. Một khi bé sơ sinh phải trải qua những rối loạn cảm xúc lo âu, sợ hãi nó sẽ làm xuất hiện những đợt căng thẳng thần kinh trong thời điểm đó. Và điều này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của bé. Chính vì vậy, trong những lúc bé khóc, bạn cần bé bé lên, ôm vào lòng và dỗ dành thay vì cứ để trẻ khóc trong sợ hãi.

Bé có thể thức giấc giữa đêm

Giáo sư Peter Fleming, chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe trẻ sơ sinh và tâm lý học tại đại học Bristol cho biết trong những tháng đầu đời, bé sơ sinh sẽ không thể ngủ thẳng giấc đến sáng mà ít nhất phải thức giấc đôi ba lần vào giữa đêm. Thói quen tạm thời này có thể là do bé đói và muốn bú hoặc bé cần giúp đỡ trong trường hợp bị ngạt.

Những thói quen ngủ của trẻ sơ sinh mẹ cần biết 8Bé có thể thức giấc giữa đêm

Mặc dù đây không phải là tin vui cho bố mẹ sau những ngày thức trắng đêm với con nhưng theo Fleming, điều này mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bé. Cụ thể, theo ông, bé sơ sinh thức giấc giữa đêm có xu hướng tăng khả năng nhận thức và đồng cảm cao hơn so với những bé khác. Ngoài ra, việc canh chừng giấc ngủ đêm cho trẻ cũng làm hạn chế bớt những tai nạn dẫn đến đột tử sơ sinh.

Nếu bố mẹ có ý định cho bé ngủ riêng, tốt nhất nên chuẩn bị cho bé một chiếc nôi thoải mái và tránh để quá nhiều gối hoặc gấu bông trong nôi.

Nguồn: babble

Những thói quen ngủ của trẻ sơ sinh mẹ cần biết 9

Tags:

Bài viết liên quan