Mẹ&Con - Tắm giúp bé sạch sẽ, thoải mái hơn nhưng không phải lúc nào cũng có thể cho con tắm. Có những thời điểm, nếu mẹ cố tắm cho bé thì hại sẽ nhiều hơn lợi. Dưới đây là những thời điểm không nên tắm cho trẻ, mẹ cần lưu ý để chăm sóc bé tốt hơn. Cẩn trọng với 4 dấu hiệu bất thường của trẻ sơ sinh khi ngủ Cách chăm sóc bé yêu sau khi tiêm phòng Cách chăm sóc trẻ bị sốt

Sau khi tiêm phòng

Sau khi bé đi tiêm phòng là một trong những thời điểm không nên tắm cho trẻ. Lúc này, bé cần nghỉ ngơi vì gặp những phản ứng phụ sau tiêm phòng như sốt nhẹ, sưng tấy vùng tiêm. Việc cho bé tắm sau khi đi tiêm phòng về dễ khiến vết tiêm bị viêm nhiễm, đồng thời trẻ có thể bị ốm thêm.

Khi trẻ vừa ăn no xong

Mẹ cho con tắm ngay sau bữa ăn sẽ làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đến da nhiều hơn, máu cung cấp cho dạ dày giảm, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé được mở rộng, đi tắm ngay lập tức sẽ dễ bị nôn, trớ. Vì vậy, việc tắm rửa được thực hiện trong vòng 1-2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất.

Những thời điểm không nên tắm cho trẻ  

Ảnh minh họa.

Khi trẻ sốt cao

Những thời điểm không nên tắm cho trẻ không thể không nhắc đến lúc con sốt cao. Nếu mẹ vẫn cố tình tắm lúc bé đang sốt cao có thể khiến trẻ ớn lạnh, lỗ chân lông của trẻ dễ co lại làm nhiệt độ cơ thể càng tăng cao. Ngoài ra, tắm cho bé vào thời điểm này còn khiến huyết quản, mao mạch da toàn thân nở to, xung huyết, làm cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể trẻ cung cấp máu không đủ. Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng của bé trở nên rất kém, nếu tắm ngay sẽ dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Tốt nhất, trẻ đỡ sốt sau 48 giờ mới cho tắm.

Khi da trẻ bị tổn thương

Khi da trẻ bị tổn thương, chẳng hạn như chốc lở, nhọt, sưng, bỏng, chấn thương hở da… mẹ không nên cho bé tắm. Vết tổn thương trên da có thể lan rộng khi gặp nước hoặc bị nhiễm trùng nếu nguồn nước không sạch.

Trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm

Tắm ngay trước khi ngủ dễ khiến cho bộ não hưng phấn, trẻ khó chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra, dù đã lau khô tóc cho trẻ sau khi tắm xong thì khi trẻ đi ngủ, trẻ vẫn dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.

Tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ

Tắm sau khi ngủ dậy giúp bạn trở nên dễ chịu và tỉnh táo hơn. Thế nhưng, cách làm này lại không phù hợp với trẻ nhỏ. Vào buổi sáng, sau khi tỉnh ngủ, cơ thể trẻ còn yếu, việc đi tắm ngay sau đó dễ làm thân nhiệt giảm xuống đột ngột, không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ nên dễ ốm, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trẻ về lâu dài.

Tắm ngay sau khi vận động

Sau khi vận động, cơ thể bé ướt đẫm mồ hôi, lỗ chân lông trên da mở to để thoát mồ hôi, tản nhiệt, tắm ngay sẽ khiến bé bị ốm. Chính vì vậy, đây cũng được khuyến cáo là một trong những thời điểm không nên tắm cho trẻ. Tốt nhất nên chờ 30 phút sau khi bé vận động, khi mồ hôi đã khô mẹ mới cho bé tắm.

Tags:

Bài viết liên quan