Mẹ&Con - Mỗi hành động của bố mẹ trong hiện tại đều sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ của trẻ, từ đó tương lai của trẻ cũng bị tác động. Bố mẹ hãy cùng Mẹ&Con "điểm danh" ngay những sai lầm thường gặp có thể ảnh hưởng đến trẻ ngay nhé.

1. Ép trẻ đưa ra quyết định về nghề nghiệp tương lai quá sớm

Tư tưởng một người phải làm một công việc cả đời đã lỗi thời. Theo NBC News, 10 năm trước, nhiều nghề nghiệp hiện tại còn chưa xuất hiện, trong khi nhiều nghề đã biến mất. Do đó, việc ép con sớm xác định ngành nghề sẽ theo đuổi trong tương lai dễ khiến đứa trẻ gặp khó khăn khi trưởng thành.

2. Không cho con phạm sai lầm

Nhiều phụ huynh nghiêm khắc và đòi hỏi quá nhiều. Họ luôn cố gắng thành người hoàn hảo. Trong quá trình con trưởng thành, những người này ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu, ép con tài giỏi mọi mặt, từ năng khiếu nghệ thuật đến học hành. Phụ huynh luôn không hài lòng, chỉ trích, la mắng con. Trẻ không có cơ hội để sửa chữa sai lầm, dần mất tự tin, dễ thất bại trong nghề nghiệp tương lai.

Những sai lầm của bố mẹ khiến trẻ gặp khó khăn khi trưởng thành 5

3. Bắt con tiết kiệm tiền bạc thái quá

Phương pháp kiếm tiền, tiết kiệm từ thời nhỏ của phụ huynh không còn hiệu quả với thế giới ngày nay. Không ai biết chúng ta cần những kỹ năng nào để tồn tại trong tương lai với nền kinh tế mới. Vì thế, thay vì dạy con chi tiêu tiết kiệm, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ sống linh hoạt, thích ứng với các thay đổi.

4. Không cho con bày tỏ cảm xúc

Người lớn vẫn thường xuyên cố gắng thuyết phục trẻ rằng, cảm xúc của chúng là sai. Trong khi đó, một trong những kỹ năng chính của con người thời nay là khả năng nhận dạng, bảy tỏ cảm xúc, kiểm soát cảm xúc theo nhu cầu bản thân.

Những sai lầm của bố mẹ khiến trẻ gặp khó khăn khi trưởng thành 6

6. Lấy người thành công làm ví dụ

Thế hệ nào cũng có người hùng, hình mẫu lý tưởng. Nhiều thập kỷ trở lại đây, câu chuyện về những người giàu, có sức ảnh hưởng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc nhìn vào cuộc đời họ không giúp mọi người có bí quyết thành công, vì mỗi người có khả năng riêng và cần lộ trình phát triển khác nhau.

Vì vậy bố mẹ đừng nên quá đặt quá nhiều kì vọng là trẻ sẽ trở thành “bản sao” của một người thành công nào đó.

7. Kể về cuộc sống “quá kinh khủng” của người lớn

Đương nhiên, việc trẻ chứng kiến bố mẹ buồn bã không có gì sai trái. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên, điều này gây hại cho trẻ. Con cái chứng kiến cuộc sống của người lớn “kinh khủng” đến mức nào và sợ phải lớn lên, dễ có định kiến hoặc dễ bị tiêu cực với cuộc sống.

8. Không cho con tranh luận

Khả năng tương tác với người khác rất quan trọng. Vì thế, người lớn cần dạy con không chỉ cách nói chuyện với bạn bè mà còn cả cách tranh luận lành mạnh. Vì thế, thay vì ngăn cấm con tham gia cuộc tranh luận, bố mẹ nên chỉ cho con cái bày tỏ quan điểm, cảm xúc phù hợp. Và dĩ nhiên, ba mẹ phải là người thực hành được điều đó.

9. Không cho con học từ bên ngoài trường

Trẻ không chỉ cần học tập ở trường mà còn cần học các điều mới mẻ từ bên ngoài. Các bài giảng trên lớp, sách giáo khoa có thể dễ nhàm chán trong khi việc thăm bảo tàng, rạp hát, triển lãm nghệ thuật hay các hoạt động hội – nhóm là cách tuyệt vời để trẻ có thể vừa học vừa chơi, mở mang kiến thức, tăng kỹ năng phản xạ với xã hội xung quanh mình..

10. Cấm đoán con dùng mạng xã hội

Mạng xã hội là một phần của cộng đồng ngày nay, tương tự như khoảng sân chơi, khu hàng xóm thời trước. Trẻ có thể nhanh chóng học các kỹ năng với sự hỗ trợ từ các chương trình vi tính tích hợp với mạng xã hội. Mọi thông tin của MXH là không ngừng giới hạn… do đó không làm hạn chế sự tò mò và ham hiểu biết của trẻ. Vậy nên người lớn cần đồng hành và hướng trẻ đến thông tin phù hợp cũng như quản lý thời gian truy cập mạng của trẻ có hệ thống.

Những sai lầm của bố mẹ khiến trẻ gặp khó khăn khi trưởng thành 7

11. Ép con chơi thể thao theo kiểu “thắng thua” quá mức

Nhiều người tin chơi thể thao là cách tốt để rèn tính kỷ luật, xây dựng tính cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó cũng nguy hiểm với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ nếu chúng bị ép cạnh tranh, hơn thua quá mức. Rất ít người thành nhà vô địch ở một môn thể thao và huấn luyện viên thường xem những trẻ còn lại không quan trọng. Đứa trẻ khó thích ứng với sự thật này, dần đánh mất sự tự tin.

12. Thưởng tiền khi con đạt điểm cao

Đây là vấn đề gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng thưởng tiền khích lệ để con phấn đấu. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, phương pháp này biến mối quan hệ gia đình mang tính kinh doanh. Phụ huynh thành người tiêu dùng, phải trả ngày càng nhiều tiền cho sản phẩm.

Bài viết liên quan