Mẹ&con - Kết quả xét nghiệm Rubella-IgM âm tính, Rubella-IgG dương tính và viêm gan siêu vi B âm tính. Như vậy, có cần chích ngừa Rubella và viêm gan siêu vi B nữa không? Đừng lơ là tiêm chủng! Sản phụ không tiêm ngừa, trẻ sơ sinh bị uốn ván nguy kịch Mẹ và nỗi sợ tiêm ngừa cho bé

Tôi đang có kế hoạch năm sau sẽ có bé nên muốn đi chích ngừa Rubella và viêm gan siêu vi B. Kết quả xét nghiệm của tôi là Rubella-IgM âm tính, Rubella-IgG dương tính và viêm gan siêu vi B âm tính. Như vậy, tôi có cần chích ngừa Rubella và viêm gan siêu vi B nữa không? Ngoài ra, em muốn hỏi thêm là em đã chích ngừa cúm rồi, không biết một mũi đó đã đủ chưa và em có cần chích ngừa lại nữa không?

Quỳnh Giao

(Quận Phú Nhuận)

Những mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai 3

 

Có kế hoạch chích ngừa cẩn thận trước khi mang thai là rất tốt bạn ạ.

Về Rubella, nếu là Rubella-IgM dương tính nghĩa là đang bị nhiễm bệnh và bạn không nên có thai vì tỉ lệ dị tật thai nhi sẽ rất cao. Còn trong trường hợp của bạn, nếu IgM là âm tính và IgG dương tính nghĩa là trước đây bạn đã từng bị nhiễm Rubella nhưng nay đã được miễn dịch và có kháng thể rồi, do đó không có nguy cơ bị nhiễm bệnh này nữa và không cần tiêm vắc-xin phòng ngừa.

Về viêm gan siêu vi B, bạn chỉ nói chung chung “kết quả âm tính” nên chúng tôi không xác định được là kết quả nào âm tính. Bạn kiểm tra lại trên kết quả xét nghiệm của mình, xem có phải là xét nghiệm HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa).

Nếu HBsAg (-) va antiHBs (+) nghĩa là đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đủ sức tạo ra kháng thể bảo vệ nên có thể không cần tiêm ngừa. Nếu HbsAg (-) và antiHBs (-) là cơ thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa. Nếu HbsAg (+) và antiHBs (-) là cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ, trường hợp này sẽ không chích ngừa nữa mà tùy tình trạng bệnh cụ thể bác sĩ sẽ quyết định theo dõi, điều trị thế nào.

Trường hợp HbsAg (-) và antiHBs (-), bạn nên tiêm ngừa viêm gan siêu vi B theo lịch: Hai mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, mũi thứ ba tiêm nhắc lại cách sáu tháng tính từ mũi đầu tiên. Cũng như Rubellla, trong thời gian đang tiêm ngừa, phụ nữ không nên có thai. Trường hợp có thai ngoài dự tính phải tham khảo bác sĩ và có kế hoạch theo dõi sát sao quá trình tiến triển của thai nhi.

Với vắc-xin ngừa cúm, tốt nhất là mỗi năm bạn nên đi tiêm phòng một lần (vào tháng 10 hoặc tháng 11) vì các loại vi-rút có thể biến đổi hàng năm. Bạn nên nói rõ với bác sĩ trước mỗi lần tiêm phòng rằng bạn đang dự định có thai để bác sĩ có sự tư vấn đầy đủ thời điểm chích ngừa nhé.  

Tags:

Bài viết liên quan