Tôi vừa vượt cạn thành công mà không cần đến thuốc giục sinh. Và tôi muốn truyền tất cả kinh nghiệm của lần sinh nở này đến các mẹ.
1. Chọn phương pháp sinh tự nhiên
Sinh tự nhiên không có nghĩa là bạn không cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ và phải tự sinh tại nhà. Rất nhiều ca sinh tự nhiên trong bệnh viện, với những y, bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.
2. Hình dung về quá trình sinh nở
Bạn cần có sự hình dung nhất định về quá trình sinh nở. Hãy hình thành một kịch bản trong đầu dù nó không hoàn toàn sát với thực tế của riêng bạn. Miễn sao bạn tạo cho mình sự tự tin để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp đến.
3. Trò chuyện với người trợ giúp
Có người nhà trợ giúp trong lúc sinh sẽ là một là khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ gia đình về sau. Thế nhưng, cần phải chắc chắn bạn đã truyền đạt hết với họ những điều bạn mong muốn cho lần sinh nở này. Có như vậy, họ mới biết được điều gì cần làm để giúp đỡ bạn.
4. Từ những kiến thức bạn tìm kiếm
Đọc sách sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức bổ ích
Chắc hẳn bạn đã lướt qua các trang web hoặc đọc sách về mẹ bầu để biết thêm một vài kiến thức. Các biến chứng thai kỳ bạn biết đến thông qua những kênh thông tin này có thể làm bạn hoang mang đôi chút nhưng chúng sẽ rất bổ ích cho bạn.
Bạn sẽ biết được những biến chứng nào có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ, điều gì sẽ xảy đến tiếp theo sau khi em bé chào đời hoặc cách cho con bú ra sao…
5. Nuôi dưỡng cho mình niềm vui
Trong suốt thai kỳ, bạn hãy giữ cho mình những hình dung hoàn hảo nhất về kỳ sinh nở. Hãy xem những đoạn video có thể truyền cho bạn cảm hứng. Hãy dán những hình ảnh đẹp về bé sơ sinh khắp nhà, nhất là những nơi bạn thường lui tới để chắc chắn bạn luôn có niềm tin về điều sắp đến.
6. Hãy làm ấm “tổ” của mình
Hãy biến giường nằm của bạn sau khi sinh thành nơi siêu ấm cúng và thoải mái cho chính mình. Nếu ở bệnh viện, bạn có thể được cung cấp đầy đủ chăn, gối, ga. Nhưng nếu muốn, bạn có thể mang theo những chai tinh dầu hoặc đĩa CD bạn yêu thích.
7. Đóng gói đồ đạc sẵn sàng
Trong cơn đau chuyển dạ, bạn có thể quên mang theo đồ lót khi đến viện. Và bạn sẽ phải giải thích điều này cho nữ hộ sinh của bạn hiểu. Nếu không muốn tình huống này xảy ra, hãy chuẩn bị đồ đạc chu đáo để sẵn sàng đến bệnh viện vì cơn đau chuyển dạ có thể đến rất bất ngờ.
8. Nghĩ đến điều tích cực
Nghĩ tích cực giúp mẹ bầu lạc quan hơn khi nghĩ về chuyện sinh nở
Hãy để những câu chuyện tích cực, lạc quan, khơi gợi cảm hứng cho bạn khi nghĩ về chuyện sinh nở. Nếu những suy nghĩ tiêu cực cứ luôn trấn áp tinh thần của bạn, hãy thử ngồi thiền và hít thở sâu để chúng qua đi nhanh chóng.
9. Xem những đoạn phim khơi gợi cảm xúc
Bạn sẽ không thể hình dung cơn chuyển dạ ra sao cho đến khi bạn xem một vài đoạn phim nào đó cho bạn cái nhìn chân thật nhất về nó.
10. Tìm những câu chuyện vượt cạn tuyệt vời
Bạn có thể đọc hoặc xem những câu chuyện cảm động mỗi ngày. Trên mạng internet, các nguồn tin cũng khá phong phú để bạn tìm kiếm. Những câu chuyện như thế sẽ giúp bạn có thêm nguồn động viên thiết thực nhất.
11. Trò chuyện với người có kinh nghiệm
Thông qua internet, bạn có thể kết bạn với những bà mẹ đã từng có kinh nghiệm sinh tự nhiên. Họ sẽ cho bạn biết đầy đủ những ưu, khuyết điểm của phương pháp này. Thậm chí giúp bạn kết nối rộng hơn để tìm kiếm thêm nhiều kinh nghiệm từ những bà mẹ khác.
12. Hãy chọn người ở cạnh bạn trong lúc sinh
Ai sẽ là người bạn muốn ở cạnh trong lúc sinh? Người nào sẽ sẵn sàng ở bên bạn từng ngày cho đến khi bạn sinh và sẵn sàng truyền cảm hứng cũng như niềm tin cho bạn? Đó sẽ là người sẵn sàng chia sẻ niềm vui với bạn khi bé chào đời.
13. Hãy khẳng định với mình điều tích cực
Bạn hãy khẳng định sự tự tin của mình bằng cách nói chắc chắn rằng: “Tôi được sinh ra để làm điều đó. Tôi chỉ cần làm theo những gì tự nhiên nhất.”
14. Uống đủ nước
Nước không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp da bạn mềm mại trong lúc bầu bì. Nhờ có đủ nước, các mô của bạn sẽ được làm mềm trước lúc sinh. Nhờ đó, bạn sẽ sinh dễ hơn.
15. Hiểu về kỹ thuật thở
Có nhiều thông tin trên mạng để bạn tìm hiểu về kỹ thuật này. Khi cơn co thắt tử cung đầu tiên xuất hiện, bạn không thể nói chuyện. Sau giai đoạn hít thở sâu, có những lúc bạn gần như ngất đi và phải chuyển sang thở dốc, thở ngắn.
17. “Yêu” vào cuối thai kỳ
Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc mà còn hỗ trợ một phần cho việc sinh nở về sau. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nên thử điều này, vì có những trường hợp thai phụ mắc bệnh nào đó.
18. Hãy nhớ rằng bạn sinh ra để làm điều này
Cơ thể bạn được sinh ra để có thể sinh nở tự nhiên mà không cần bất cứ một loại thuốc giảm đau nào. Chắc chắn nó không hề nhẹ nhàng và thảnh thơi như khi bạn bước đi trong công viên nhưng bạn sẽ không gặp nguy. Và khi đón đứa con đỏ hỏn trên tay, bạn sẽ lập tức quên đi mọi đau đớn vừa trải qua.