Mẹ&Con – Với lý do sức đề kháng của trẻ nhỏ còn quá yếu, vì vậy khi con bị sốt quá cao (trên 40ºC) mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đừng quên bỏ qua những lưu ý dưới đây khi hạ sốt cho bé nhé! 2 cách hạ sốt cho con vô cùng sai lầm của mẹ Những điều mẹ cần nhớ khi hạ sốt cho trẻ mọc răng Không cần thuốc, mẹ vẫn hạ sốt cho bé dễ dàng

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt

Những lưu ý khi hạ sốt cho bé, mẹ cần ghi nhớ 4

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ phải có sự chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Trường hợp được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc hạ sốt cho bé, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý một vài điều sau:

– Thuốc hạ sốt paracetamol và ibuprofen không được sử dụng thường quy cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ đó được đánh giá không có dấu hiệu nguy hiểm.

– Thuốc hạ sốt không chống được các cơn co giật do sốt và không nên dùng để cho mục đích phòng ngừa co giật do sốt.

– Việc sử dụng phối hợp paracetamol và ibuprofen không mang lại hiệu quả bằng việc sử dụng đơn thuần 1 loại thuốc.

Trong thời gian chờ thân nhiệt của con trở về mức ổn định, bố mẹ phải đảm bảo cho con được nằm trên mặt phẳng thoáng rộng (giường, sàn nhà…) không có vật dụng sắc nhọn để tránh gây tổn thương khi chẳng may con bị co giật.

Thay vì lau mát khiến con khó chịu, mẹ hãy để con được nghỉ ngơi. Trường hợp, bé bị nôn ói thì hãy cho bé nằm nghiêng một bên. Phụ huynh cũng nên nhớ rằng, không tự ý hạ sốt cho bé tại nhà hoặc để trẻ ở nhà quá lâu trong khi bé sốt cao mà vẫn không cho bé đến khám bác sĩ.

“Xin đừng chủ quan!”

– Tuyệt đối bố mẹ không được áp dụng các bài thuốc hạ sốt trên mạng khi chưa có cơ sở khoa học. Tất cả phải có sự chỉ định hoặc đồng ý của bác sĩ thì mới được phép dùng.

– Không bao giờ dùng thuốc hạ sốt cho bé khi bé chưa được bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám, vì có thể làm âm tính các triệu chứng quan trọng.

– Khi con bị sốt và kèm theo một trong các triệu chứng sau thì lập tức đưa con đến bệnh viện:

  • Sốt + bỏ bú.
  • Sốt + ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Sốt + nôn ói liên tục.
  • Sốt + co giật.
Tags:

Bài viết liên quan