Mẹ&Con - Khi sắm đồ cho trẻ sơ sinh các mẹ bầu cần tham khảo kỹ trước khi quyết định mua bất cứ thứ gì, cần phải có bản kê chi tiết tránh trường hợp mua sót đồ hoặc mua quá nhiều gây lãng phí. Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ... giả Mách mẹ tất tần tật những điều cần chuẩn bị trong thai kì Kiến thức cho bầu sắp chuyển dạ

Lần đầu làm mẹ, nhiều phụ nữ còn bối rối từ việc ăn uống, chế độ chăm sóc bản thân cho đến những tháng cuối thai kỳ khi sắm đồ sơ sinh các mẹ cũng gặp phải nhiều rắc rối vì không biết phải mua sắm như thế nào mới đủ và hợp lý.

Để tránh mắc phải những sai lầm khi sắm đồ sơ sinh, mẹ bầu nên tham khảo bài viết dưới đây.

1. Thời điểm thích hợp nhất để sắm đồ cho trẻ sơ sinh

Thời điểm thích hợp nhất để mua đồ cho bé sắp chào đời là vào khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ. Trong trường hợp sinh con đầu lòng, thường thì khả năng bé sinh sớm là rất lớn nên các bà mẹ cần chuẩn bị đồ dùng và quần áo cho con tươm tất từ trước thời điểm sinh dự kiến khoảng 4 tuần.

Các mẹ nên lên danh sách các đồ cần mua, số lượng và dự định dùng vào việc gì. Sau đó viết ra giấy để khi đi mua đồ ko bị mua sót đồ và không bị các shop quần áo trẻ em tư vấn mua đồ nhiều quá dẫn đến thừa thãi, lãng phí và tốn kém vì trẻ tầm này lớn nhanh.

sắm đồ sơ sinh

2. Lên danh sách những đồ cần mua

Khi đến gian hàng cho bé, các mẹ sẽ có cảm giác tất cả mọi thứ ở đây đều cần thiết cho con. Nhưng đó không phải sự thật. Mẹ không nên mua những gì mình nghĩ là cần mà hãy tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước và lên danh sách trước khi đi mua sắm.

Danh sách đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh

Mũ thóp. Gối nằm. Nôi. Băng rốn. Núm vú giả. Do núm vú giả được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế việc ngậm ti mẹ, đặc biệt theo rất nhiều nghiên cứu, ngậm núm vú giả sẽ giúp giảm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

– Bình sữa: Nếu em bé bú mẹ chỉ cần 2 – 3 bình là đủ, nếu bé uống sữa công thức thì cần 6 – 7 bình, để trước mỗi bữa ăn đều có bình đã được khử trừng. Với bé sơ sinh chỉ cần những bình có dung lượng 125 ml, những em bé lớn hơn thì cần loại bình 250 – 330 ml.

– Dầu gội đầu, phấn thơm, kem chống hăm, sữa tắm cho bé: Trên hộp cần có dòng chữ độ pH – trung tính, còn thành phần có chiết xuất thảo dược – cúc tây, vạn thọ tây, oải hương… Còn kem cho da thì tốt nhất mua loại thành phần có chứa chất làm khô da ôxít kẽm hoặc tổng hợp các loại dầu thực vật – chúng cần thiết cho sức khỏe da của bé.

– Gạc rơ lưỡi: tầm 50 cái, rất nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu dùng gạc rơ lưỡi cho bé để hạn chế viêm họng.

– Que tăm bông ngoáy tai cho bé: lau nhẹ phía ngoài lỗ tai và vành tai sau khi tắm.

– Que bông tiệt trùng: dùng lau cồn vào rốn sau khi tắm xong cho bé.

– Nhiệt kế: để mẹ đo nhiệt độ cho em bé khi thấy hiện tượng nóng sốt, hoặc theo dõi sau khi tiêm.

– Khăn xô, khăn tắm cho bé và khăn ủ sau khi tắm.

– Chậu tắm dài, có lỗ thoát phía dưới và đồ đỡ gác vào chậu tắm để tắm cho bé. Chậu tròn để đựng nước tắm dội lại lần 2 và ca/gáo múc nước (vì em bé chưa tắm bằng vòi sen được, phải để sẵn chậu nước ấm).

– Màn cho bé.

– Các loại tã: tã giấy, tã vải, tã xô, tã chéo. Mẹ hãy chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Các mẹ thường cho con mặc tã chéo 1 tuần, 1 tháng lâu nhất là 2 tháng. Tã 2 lớp, tã dán.

– Bỉm. Mẹ mua bỉm nên làm bé thoải mái, tránh tình trạng bé bị dị ứng hoặc chật quá so với bé.

– Thuốc Povidine: thuốc sát trùng, bôi vào rốn khi chưa rụng, thỉnh thoảng khi bé yêu bị nổi ít hạt rôm ở mông, mình cũng bôi một vài lần để tránh việc vết rôm vỡ ra gây nhiễm trùng.

– Quần áo cho trẻ sơ sinh: chất liệu quần áo cho bé nên là vải cotton và mẹ cũng nên chú ý phần dây chun ở cánh tay và cạp quần không được chặt quá.

sắm đồ sơ sinh 1

3. Không cần mua toàn đồ mới và đắt tiền

Các mẹ thường không thấy tiếc khi mua sắm cho con nhưng việc mua toàn đồ mới cho em bé thực sự không cần thiết. Nếu có thể, mẹ hãy xin một vài món đồ cũ cho con. Đặc biệt là nệm ngủ và đồ mặc trong. Những món đồ này sẽ trở nên mềm mại sau nhiều lần giặt và phù hợp với làn da mỏng manh của bé. Theo quan niệm dân gian, mẹ nên xin quần áo cho con từ những em bé ngoan, bụ bẫm để lấy may.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng không cần mua những đồ hợp xu hướng hay đắt tiền cho con. Nuôi một em bé rất tốn kém nên mẹ hãy tiết kiệm. Vì vậy, với những đồ như tã, bỉm, sữa… mẹ hãy chọn sản phẩm phù hợp với bé chứ không nhất thiết là sản phẩm cao cấp.

4. Trẻ nhanh lớn nên mẹ đừng chỉ mua đồ sơ sinh

Trong vòng 3 tháng đầu, em bé sẽ phát triển rất nhanh. Vì vậy, mẹ không nên mua quá nhiều đồ cho bé, đặc biệt là quần áo, tất hay bao tay. Khoảng 10 bộ quần áo sơ sinh, 5 đôi bao tay, tất và 5 cái yếm là đủ. Ngoài ra, mẹ cũng tránh chỉ mua đồ sơ sinh. Hãy chuẩn bị thêm cả đồ cỡ lớn hơn cho con. Vì khi mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều thời gian mua sắm hơn khi đã sinh con. Đối với những đồ dùng cho bé như nệm, xe đẩy, ghế ngồi, mẹ nên mua loại có thể thay đổi kích cỡ.

sinh-con

5. Đồ của mẹ rất cần thiết, chớ có quên

Sắm đồ cho con các mẹ bầu sẽ không quên, nhưng cũng đừng vì mê mệt với những món đồ nhỏ nhỏ xinh xinh ấy mà quên đi những đồ dùng cần thiết cho mẹ bầu sau khi sinh con. Đừng để đến lúc “nước đến chân mới nhảy”.

Đồ dùng cho mẹ sau khi sinh không nhiều nhưng lại vô cùng cần thiết như: dụng cụ hút sữa, áo dài tay cài nút, tất chân, băng bịt tai, dép đi trong nhà, quần lót giấy, dầu khuynh diệp hoặc dầu chàm…

Tags:

Bài viết liên quan