Những kiến thức về hệ tiêu hóa của trẻ mẹ nên thuộc nằm lòng
– Rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện không bình thường, xuất hiện trong quá trình nuôi trẻ, liên quan đến bữa ăn, thức ăn và cách cho ăn.
Trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa
– Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ bao gồm: nôn trớ, đầy hơi, trào ngược, chướng bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy, táo bón… Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường giảm dần khi trẻ được 1 tuổi trở đi (vì lúc này hệ tiêu hóa được hoàn thiện dần). Tuy nhiên, bạn không nên lơ là vì những rối loạn kể trên có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ về sau.
– Một nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa là do bị mất cân bằng vi sinh đường ruột. Ngoài ra, bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ còn do một số nguyên nhân khác như: trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh, chế độ ăn thiếu cân bằng, trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ dị ứng với một số thực phẩm… (Bạn sẽ dần được tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề này trong các chuyên đề ở những số báo tiếp theo).
– Thông thường, trẻ sinh thường và được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời thì tần suất xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa về sau ít hơn trẻ được nuôi bằng sữa công thức, do sữa mẹ là thực phẩm dinh dưỡng hoàn hảo nhất, phù hợp nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ lúc đầu đời.
– Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp cơ thể sản sinh ra các sentoronin hay còn gọi là các chất dẫn truyền thần kinh, từ đó, giúp trẻ hoàn thiện hệ thần kinh trung ương, tăng khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin hiệu quả hơn.
Tại sao rối loạn tiêu hóa rất dễ tái phát?
– Thông thường, trẻ rối loạn tiêu hóa chịu một chế độ ăn uống không hợp lý, chẳng hạn như quá giàu đạm, đường, chất béo, ít chất xơ, thiếu vitamin, chất khoáng… Từ đó gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ. Nếu bản thân người mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không thay đổi cách thức cho ăn và chế độ dinh dưỡng, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ tiếp tục tái diễn.
Ăn uống cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé
– Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ có thể chưa hiểu đúng nguyên nhân và chưa áp dụng các biện pháp khắc phục đúng cách. Khi chưa giải quyết tận gốc chứng bệnh, ví dụ như trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột nhưng chưa khắc phục thì tình trạng sẽ tái diễn, trẻ có thể vừa hết đợt rối loạn này đã gặp ngay đợt rối loạn tiêu hóa mới và không hấp thu tốt được.
– Rối loạn tiêu hóa làm trẻ mệt mỏi, lười vận động. Điều này khiến thức ăn hơn khó tiêu hóa hơn, làm cơ thể hấp thu ít hơn. Rối loạn tiêu hóa còn gây rối loạn cả vị giác nếu trẻ đã dùng qua thuốc kháng sinh, làm trẻ biếng ăn, ăn ít lại, cơ thể không đủ dưỡng chất, dẫn đến suy dinh dưỡng. Trẻ rơi vào một vòng luẩn quẩn: Vì rối loạn tiêu hóa nên mệt, lười, ít vận động, ăn kém, suy dinh dưỡng. Và khi đó, sức đề kháng của trẻ yếu, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, trẻ càng dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên, với mức độ nặng nề hơn.
Đối phó đúng cách với một vài rối loạn tiêu hóa thường gặp
1. Nôn trớ
Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.
Sau khi sinh, dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên thức ăn dễ trào ra. 75% tình trạng nôn trớ ở trẻ hết sau 1 tuổi, gọi là nôn trớ sinh lý. Chỉ một số ít trong số trẻ này có tổn thương thực tế.
Để hạn chế nôn trớ ở trẻ:
– Cho trẻ bú hoặc ăn dặm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú hoặc ăn dặm không no quá.
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ
– Cho trẻ bú hoặc ngồi ăn đúng tư thế. Ví dụ như khi cho bú, ở trẻ nhỏ cần giúp trẻ ngậm sâu vào quầng vú mẹ hoặc ti bình sữa, không ngậm lửng lơ vì ngậm ti không đúng cách khiến trẻ nuốt nhiều hơi trong quá trình bú, dễ đầy hơi và trớ. Với trẻ đã lớn hơn, có thể ngồi ăn được, cần giữ trẻ ở yên trên bàn ăn trong suốt bữa ăn. Tránh tình trạng trẻ vừa ăn vừa chạy nhảy, đùa giỡn.
– Khi trẻ bị nôn nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: Bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao, để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở gây ngạt.
2. Tiêu chảy cấp
Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối.
Để hạn chế tiêu chảy ở trẻ:
– Bù kịp thời nước, điện giải và đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
– Trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng cũng tăng số lần bú, với thức ăn nên cho trẻ ăn các loại cháo, súp giàu chất dinh dưỡng nhưng nấu mềm, loãng, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
3. Táo bón
Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Đây là triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp. Biểu hiện là trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần; phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng bị cứng và có cảm giác đau… Hậu quả có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, đau bụng hay nôn trớ và quấy khóc.
Để hạn chế táo bón ở trẻ:
Khi trẻ bị táo bón nên chăm sóc cẩn thận
– Cho trẻ uống nhiều nước.
– Với trẻ còn đang bú sữa hoàn toàn hoặc uống kèm sữa, cần chú ý pha sữa đúng công thức được nhà sản xuất hướng dẫn, không tự ý pha sữa quá đặc.
– Trẻ đã đến tuổi ăn dặm trở đi nên bổ sung nước trái cây, trái cây, rau quả để đầy đủ chất xơ. Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi cho trẻ ăn thường xuyên.
Mẹ&Con
Men vi sinh Antibio® Pro bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus – một loại probiotic thường được sử dụng trong điều trị: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột, điều trị và phòng ngừa tiêu chảy, cải thiện sử dụng nạp đường Lactose. |