Mẹ&Con - Tháng đầu tiên là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với môi trường sống bên ngoài, do vậy đây cũng là mốc quan trọng đánh dấu nhiều sự khởi đầu của bé. Dưới đây là những mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong một tháng đầu mẹ nên biết. Những loại thực phẩm không nên bảo quản bằng màng bọc 10 vấn đề sức khỏe ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh Em bé sơ sinh chào đời từ người mẹ hôn mê

Bản năng và phản xạ của bé

Trong thời gian ở trong bụng mẹ, bé học được một số phản xả và kỹ năng cơ bản như bé có thể lắng nghe và nhận biết giọng nói của người thân đặc biệt là giọng của mẹ. Do vậy, khi bé nghe được âm thanh vui nhộn bé có thể cử động chân tay. Bé sẽ dùng tiếng khóc để giao tiếp và chia sẻ mong muốn của mình với mẹ. Do vậy, khi bé đói, buồn ngủ hoặc đau đớn bé đều dùng tiếng khóc để thông báo cho mẹ biết. Ngoài ra, giai đoạn này, bé vẫn chưa thể quen với ánh sáng bên ngoài. Vì vậy, bé thường dành nhiều thời gian để ngủ và rất sợ ánh sáng làm chói mắt. Bé chỉ nhìn được khuôn mặt mẹ ở khoảng cách rất gần khi mẹ bế bé lên mà thôi.

Những điều mẹ nên biết về em bé sơ sinh trong tháng đầu tiên 9Giai đoạn này bé vận dụng những bản năng có sẵn hơn là phản xạ có điều kiện

Trong tháng đầu tiên bé sẽ thực hành một số phản xả bản năng như cử động cánh tay, uốn cong lưng hoặc phản xạ cầm nắm, thể hiện qua việc bé sẽ nắm chặt ngón tay mẹ hoặc người thân khi bạn đặt ngón tay vào lòng bàn tay của bé. Hơn nữa, giai đoạn này bé cũng luyện kỹ năng hút và ngậm ti mẹ. Và tất cả những phản xạ bản năng này của bé sẽ dần được thay thế bằng phản xạ có điều kiện trong thời gian tiếp theo.

Các mốc phát triển của bé sơ sinh 1 tháng tuổi

Dây rốn của bé

Những điều mẹ nên biết về em bé sơ sinh trong tháng đầu tiên 10Nên giữ cho dây rốn của bé luôn khô thoáng

Dây rốn của bé sẽ teo đi và rụng trong vài tuần sau đó. Để phòng viêm nhiễm dây rốn mẹ nên chăm sóc vùng rốn cẩn thận, phải giữ cho dây rốn khô thoáng. Khi có các dấu hiệu bị viêm nhiễm nên thông báo cho bác sĩ ngay.

Thóp của bé

Trong tháng đầu tiên hai thóp bé rất mềm các xương hộp sọ vẫn chưa được dính liền với nhau, chia thóp bé làm hai phần riêng biệt. Hai thóp sẽ liền nhau trong thời gian sau đó. Để bảo vệ thóp bé mẹ nên đội mũ cho bé, tránh tác động mạnh vào vùng này của bé.

Đôi mắt bé

Những điều mẹ nên biết về em bé sơ sinh trong tháng đầu tiên 11Bé chỉ nhìn được khoảng cách gần 

Trong tháng đầu tiên, em bé của bạn chưa thể kiểm soát được các cơ quanh mắt. Do vậy, bé gặp khó khăn trong việc chớp mở mắt nên bé dành nhiều thời gian để ngủ. Do vậy, nếu em bé ngủ ngon và không có dấu hiệu bất thường mẹ không đáng lo. Nhưng khi mắt bé xuất hiện ánh vàng, có thể là do vàng da gây ra. Hoặc khi mắt bé bị đỏ, tiết dịch màu vàng có thể bé đáng bị nhiễm trùng hoặc hai mí mắt của bé ướt có thể bé bị tắc lệ đạo. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Da của bé

Da của trẻ sơ sinh rất nhảy cảm và thường xuất hiện các đốm, vệt, mụn thịt hoặc đốm sữa rất nhỏ màu trắng là chuyện bình thường, không gây hại cho bé. Nhưng nếu da bé có màu vàng nên cho bé đi kiểm tra vì có thể bé bị bệnh vàng da. Hoặc trên da bé có thể xuất hiện những vết bớt, nó có thể mất đi trong thời gian sau đó nhưng cũng có thể theo bé suốt cả cuộc đời. Một số bớt lành tính không đáng lo nhưng một số vết bớt là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bé đang gặp vấn đề. Để an tâm mẹ nên cho bé đi bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra.

Tóc của bé

Những điều mẹ nên biết về em bé sơ sinh trong tháng đầu tiên 12Tóc của bé nhiều ít tùy thuộc mỗi bé

Trong tháng đầu tiên, tùy vào từng bé mà số lượng tóc nhiều ít khác nhau, nếu bé có quá ít tóc và nhiều lông tơ ở tay chân mẹ cũng không nên quá lo lắng. Vì tóc bé sẽ mọc và thay đổi trong những năm tiếp theo. Phần lông tơ sẽ mất đi khi em bé lớn lên. Mẹ nên vệ sinh tóc bé sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ “cứt trâu” đồng thời giúp bé thơm tho hơn mỗi ngày.

Bộ phận sinh dục

Ở giai đoạn này, tinh hoàn của bé trai có thể bị co rút vào trong nếu tình trạng kéo mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ. Vì bé có thể bị chứng tinh hoàn ẩn.

Giấc ngủ của bé

Những điều mẹ nên biết về em bé sơ sinh trong tháng đầu tiên 13Giai đoạn này bé dành nhiều thời gian để ngủ

Trong tháng đầu tiên, em bé của bạn sẽ dành từ 16-24 giờ để ngủ mỗi ngày, bé chỉ thức dậy khi bé đói hoặc khó chịu. Nguyên nhân là do bé đã quen với môi trường trong bụng mẹ. Bé sẽ dần thay đổi thói quen ngủ trong thời gian tiếp theo.

Theo netmuns

Những điều mẹ nên biết về em bé sơ sinh trong tháng đầu tiên 14

Tags:

Bài viết liên quan