Mẹ&Con - Đối với trẻ nhỏ, tiêm phòng thường rất đau đớn. Nếu mỗi lần đưa con đi tiêm phòng là một "cực hình", mẹ cần học ngay cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng dưới đây. Những lưu ý cần thiết để bé an toàn khi tiêm phòng Cách chăm sóc bé yêu sau khi tiêm phòng Chuẩn bị mang thai các cặp vợ chồng nên tiêm phòng 9 loại vắc xin này

“Dụ” một đứa trẻ đi tiêm phòng định kì không phải điều dễ dàng. Giữa chốn đông người, trẻ rất dễ dàng gào khóc khi tiêm, hoặc chúng cũng có thể “chống cự” bằng những cách như giãy dụa và điều này làm các bậc làm cha mẹ mệt mỏi? Muốn trẻ hợp tác, mẹ nhất định phải biết những cách làm giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng dưới đây.

1. Tạo sự thu hút
Đơn giản, hành động này sẽ khiến bé mất tập trung, không biết là mình bị tiêm. Ba mẹ có thể cưng nựng bé bằng lời nói, nét mặt hay vỗ tay để tạo sự thu hút. Không chú ý vào việc tiêm ngừa vô tình làm giảm sự đau đớn cho trẻ. Cưng nựng, yêu thương, ôm ấp giúp đứa trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.

2. Ngậm núm vú giả
Trường đại học Michigan (Mỹ) từng thử nghiệm điều này. Kết quả khả qua cho thấy ngậm núm vú giả không những làm giảm khả năng đau đớn cho trẻ trong quá trình tiêm, mà trước và sau quá trình cũng cho cùng kết quả tương tự. Cụ thể, bé không sợ hãi trước khi tiêm và tiêm xong cũng ít khóc hơn so với những trẻ còn lại. Tất nhiên, nếu mẹ không ngại ngần việc vạch áo cho con bú giữa nơi đông người thì điều này hoàn toàn có thể tiến hành.

3. Nước đường
Nước đường an toàn và không gây hại cho trẻ sơ sinh. Có vị ngọt gần giống với sữa mẹ nên dễ hiểu vì sao nước đường lại giúp trẻ bớt khóc, bớt đau đớn khi trẻ đi tiêm phòng. Cho bé uống một chút nước đường, được pha từ 1 muỗng cà phê đường trắng với 2 muỗng nước cất (hoặc nước đun sôi để nguội). Một cách khác nếu mẹ sợ bé bị nôn trớ, đó là ngâm núm vú giả vào nước đường và cho trẻ ngậm.

Những cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng rất hiệu quả 4

Để trẻ không “làm loạn” khi đi tiêm phòng, mẹ cũng phải có bí kíp. Ảnh minh họa

4. “Dụ” trẻ bằng kẹo
Một phân tích năm 2010 được công bố trên tạp chí về bệnh trẻ em Archives of Disease in Childhood của Vương quốc Anh cho thấy, nếu được “dụ dỗ” bằng kẹo trẻ sẽ khóc ít hơn khi tiêm . Kẹo cũng không gây tác dụng phụ trong việc tiêm phòng, vì vậy đây là “dụng cụ hỗ trợ” khá tốt phụ huynh nên bỏ trong túi xác khi đưa con đi tiêm. Đây có thể được coi là cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng được chính chủ nhân vô cùng yêu thích!

5. Xem phim hoạt hình
Đây là một trong những nghiên cứu thuộc trường đại học Georgia (Mỹ), được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Nhi khoa. Theo nghiên cứu này, trẻ sẽ không cảm thấy ít đau đớn khi tiêm nếu được y tá bật phim hoạt hình cho xem. Đây cũng là một trong những biện pháp khiến trẻ phân tâm. Nếu nơi trẻ đi tiêm không có tivi trong phòng, phụ huynh có thể chuẩn bị điện thoại, máy tính bảng… để hỗ trợ.

6. Bôi kem gây tê
Có tác dụng giống như thuốc gây tê dành cho người lớn, kem dây tê tại chỗ giúp giảm cảm giác đau khi kim xuyên vào da bé, đã được chứng minh là an toàn cho trẻ sơ sinh. Nên bôi kem trước 1 giờ để kem phát huy công dụng tốt. Trường hợp trẻ dị ứng kem gây tê rất hiếm, song để chắc chắn bạn cần trình bay và tham khảo ý kiến nhiều hơn từ các bác sĩ.

Một số lưu ý trong việc đưa trẻ đi tiêm phòng:

Tất cả trẻ em sinh ra đều được tiêm phòng mở rộng miễn phí, song nếu mắc một trong số những biểu hiện này phụ huynh nên tránh đưa con đi tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe bé yêu:

– Trẻ bị sốt cao
– Trẻ bị các bệnh ngoài da
– Trẻ bị nhiễm khuẩn cấp tính
– Trẻ bị mắc bệnh mãn tính
– Trẻ bị dị ứng protein (bởi trong vắc xin có chứa thành phần protein)

Nếu vẫn còn lưỡng lự, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi đưa bé đi tiêm. Còn trong những trường hợp bé bị mắc bệnh nhẹ nhàng như: Ho, chảy nước mũi, sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ… phụ huynh vẫn có thể đưa con tới các trung tâm y tế tiêm phòng như thường lệ.

Những lưu ý khi cho trẻ đi tiêm:

– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng.
– Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, mặc quần áo đơn giản, rộng rãi.
– Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no, nhưng cũng không được để trẻ quá đói, tránh tình trạng hạ đường huyết sau khi tiêm.
– Trao đổi với bác sĩ về những biểu hiện sức khỏe của bé, tiền sử bệnh tật, dị ứng…

Với những cách giảm đau cho trẻ khi tiêm phòng cho trẻ được Mẹ&Con gợi ý ở bài viết trên, hy vọng hành trình đưa con nhỏ đi tiêm của bạn sẽ thật dễ dàng và vui vẻ.

Tags:

Bài viết liên quan