– Chăm sóc tiền sản, đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ. Sự thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân của chuyển dạ sinh non.
– Tập thể dục nhẹ không có hại tuy nhiên cần phải tránh sự luyện tập quá mức trong lúc mang thai nhất là ở những thai phụ có nguy cơ sinh non cao.
– Thuốc lá, rượu bia, các chất chứa cocain là nguyên nhân của sinh non và chậm phát triển trong tử cung nên thai phụ phải từ bỏ chúng ngay.
– Những cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm vì vậy cần tránh giao hợp trong những thai kỳ có nguy cơ sinh non. Trong những thai kỳ bình thường (không thuộc nhóm thai kỳ có nguy cơ cao) cũng nên tránh giao hợp trong những tuần lễ đầu và 4 tuần lễ cuối của thai kỳ.
– Sốt cao cấp tính do bất kỳ bệnh lý nào cũng có thể gây sinh non nên phải được điều trị nhanh chóng và tích cực.
– Những bệnh lý nội khoa như cao huyết áp, tiểu đường cần được theo dõi và điều trị thích hợp sẽ tránh được nhiều trường hợp phải chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm.
– Thai phụ có nguy cơ sinh non nên nằm nghỉ nhiều, cố gắng đừng hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến thai nhi “không được khỏe” lắm trong bụng mẹ.
– Thai phụ cần được theo dõi và thăm khám hàng tuần ở chuyên khoa thai kỳ có nguy cơ cao. Qua đó, khi có dấu hiệu đáng ngờ xảy ra sẽ nhanh chóng được chuẩn đoán và có biện pháp xử lý thích hợp.
– Nếu thấy cơ thể mệt mỏi, thai phụ cần nghỉ ngơi, không nên thức khuya, suy nghĩ nhiều và nếu chẳng may ngã bệnh thì cần phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tự điều trị theo lời truyền miệng.
– Luôn giữ âm đạo sạch sẽ để ngăn ngừa các loại nấm và bệnh âm đạo.
– Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non.
– Thai phụ nên đến khám khi có những triệu chứng báo hiệu chuyển dạ sinh non như đau lưng, thoát dịch âm đạo bất thường hoặc tiêu chảy. Chẩn đoán sớm là cơ hội tốt để điều trị thành công.