Mẹ&Con - Mẹ nào cũng biết, chín tháng mười ngày con mình lớn lên trong túi ối. Nhưng túi ối là gì? Bạn có hiểu hết về thế giới bé bỏng của con, nơi dưỡng nuôi, nâng niu con suốt hơn 40 tuần trong lòng bạn? Thay đổi của “bầu” trong 3 tháng cuối thai kỳ Chuyện nước ối Làm sao bổ sung nước ối?

Bé chào đời vẫn nằm gọn trong túi ối?

Một số trường hợp trên thế giới và cả ở Việt Nam, em bé chào đời vẫn nằm gọn trong túi nước ối chưa vỡ của mẹ. Đây là những trường hợp hiếm gặp. Tỷ lệ chỉ chiếm khoảng 1/80.000 ca.

Điều này nghĩa là khi đã rời khỏi bụng mẹ, em bé vẫn chưa nhận thức được rằng mình đã chào đời và vẫn sinh hoạt theo cơ chế như trong cơ thể mẹ. Một khi vẫn ở trong túi ối, bé không cần thở cho tới khi túi vỡ ra, nhau thai và dây rốn được cắt bỏ.

Những "bí mật" mẹ chưa biết về túi ối 4

Hỏi nhanh bác sĩ

H: Kết quả siêu âm của em vừa rồi cho biết đã có tim thai, túi ối tròn đều nhưng túi ối nhỏ hơn tuổi thai. Xin cho em hỏi túi ối nhỏ hơn tuổi thai thì có nguy hiểm không? Em phải làm những gì để túi ối lớn nhanh? Mong nhận được lời khuyên từ bác sĩ!

Đ: Giai đoạn đầu thai kỳ, siêu âm có tim thai và túi ối tròn đều như thế là tốt rồi. Về kích thước túi ối nhỏ hơn tuổi thai lúc này chưa có gì đáng lo lắng cả (vì có thể có những sai số nhất định lúc đo). Bạn cần lưu ý giữ vệ sinh thật tốt, cố gắng ăn uống đầy đủ chất dù có thể có nhiều triệu chứng nghén. Túi ối sẽ “lớn” nhanh thôi!

Bạn biết gì về túi ối?

“Bí mật”

Mẹ cần biết nhé!

Túi ối là gì nhỉ?

Túi ối (còn gọi là túi nước ối) là một túi chất lỏng nằm trong dạ con. Nó có tác dụng bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi cho tới khi bé chào đời. Bạn có thể hình dung túi ối như một ngôi nhà được đổ đầy chất lỏng dinh dưỡng màu nhạt giúp thai nhi di chuyển và cử động trong đó. Nước ối trong túi ối còn như một tấm đệm giúp em bé tránh bị va đập hay tổn thương. Thông thường, khi em bé chuẩn bị chào đời, túi ối sẽ tự vỡ ra.

Nước ối trong túi ối được tạo ra bằng cách nào?

Nước ối trong túi ối được tạo ra từ nhau thai, màng ối và hệ tuần hoàn của người mẹ trong ba tháng đầu của thai kỳ. Đây là một khối chất lỏng không màu.

Thế còn màng ối là gì nhỉ?

Màng ối là lớp màng bên ngoài của túi ối. Thấy mong manh vậy thôi, nhưng màng ối có thể bảo vệ thai tránh sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài.

Có phải bé sẽ nuốt nước ối trong tam cá nguyệt đầu tiên?

Đúng thế! Ở tam cá nguyệt đầu tiên, bé sẽ nuốt nước ối, lọc qua thận của mình và bài tiết như nước tiểu. Bào thai cũng đào thải ra ngoài một số chất dịch từ phổi. Bất kỳ chất lỏng dư thừa sẽ được hấp thụ thông qua túi ối hoặc dây rốn, duy trì một sự cân bằng lý tưởng của chất lỏng cho bé phát triển.

Lượng nước trong túi ối sẽ tăng lên cùng sự phát triển lớn dần của bé?

Trong suốt hai tam cá nguyệt đầu, nước ối liên tục tăng lên và đạt đỉnh điểm khoảng tuần thứ 34. Sau đó, nó giảm từ từ cho đến khi sinh.

Thiểu ối và đa ối là gì vậy?

Nếu bạn có quá ít chất lỏng trong túi ối ở bất kỳ điểm nào trong thai kỳ thì được gọi là thiểu ối; khi có quá nhiều, được gọi là đa ối, dư ối.

Có khi nào màng ối bị rò rỉ?

Có! Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng cạn ối. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhưng khả năng nhiều nhất là khi thai quá ngày.

Khi màng ối bị rò rỉ, nguy cơ lây nhiễm cho cả mẹ và bé là rất cao. Bạn hình dung nếu ít nước ối, hoạt động của thai nhi bị ảnh hưởng nhiều. Thêm vào đó, khi tử cung co bóp sẽ va chạm vào thai có thể gây khiếm khuyết cho thai nhi. Một nguy cơ khác là thai bị suy dinh dưỡng, thai phụ có thể sinh non vì suy thai.

Những nguyên nhân nào có thể gây rò rỉ màng túi ối?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bị rò ối, trong đó phần lớn là do viêm nhiễm phụ khoa. Khi mang thai, cổ tử cung được “nút” lại, không cho vi trùng xâm nhập ngược lên làm hỏng màng ối. Tuy nhiên, nếu phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm màng ối. Nếu không được điều trị, màng ối sẽ càng mỏng hơn, có thể bị vỡ trong bất cứ giai đoạn nào của thời kỳ thai nghén.

Mẹ nên cẩn thận điều gì để không làm vỡ màng ối sớm?

Ngoài nguyên nhân do viêm nhiễm phần phụ, thì hở eo cổ tử cung, bánh nhau bám ở vị trí không tốt cũng có thể dẫn đến vỡ ối sớm. Ngoài ra, trước thời kỳ mang thai nếu hút thai, phá thai nhiều dẫn đến viêm nhiễm phần phụ… cũng có thể làm hở cổ tử cung, dễ gây vỡ màng ối. Tốt hơn hết mẹ nên có cuộc sống lành mạnh, không để nạo hút, phá thai trước đó. Đi khám phụ khoa trước khi quyết định mang thai, và theo dõi thai kỳ chặt chẽ.

Làm thế nào phân biệt nước ối với nước tiểu khi chúng bị rỉ ra?

Quan sát kỹ bạn có thể nhận ra, nếu là rò rỉ nước ối, chất lỏng vùng kín sẽ chảy ra chậm hơn so với nước tiểu vùng bàng quang. Tuy nhiên, đôi khi do áp lực của bào thai sẽ làm bạn són một ít nước tiểu.

Cách dễ dàng nhất để phân biệt nước ối và nước tiểu là ngửi và quan sát vùng ẩm ướt trên quần nội y của bạn. Đặc trưng của nước ối là không màu, không mùi. Trong khi đó nước tiểu có mùi nặng hơn. Nước tiểu thường có màu vàng hơn nước ối giúp bạn dễ dàng phân biệt.

Nếu không tự phân biệt được, bạn có thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm, kiểm tra nồng độ pH.

Tags:

Bài viết liên quan