Mẹ&Con - Buổi tọa đàm với chủ đề Phòng chống viêm phổi, bảo vệ trẻ em do Tạp chí Mẹ&Con tổ chức đã thành công tốt đẹp với những kiến thức hữu ích được BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1) trình bày rất sinh động, thực tế và dí dỏm thu hút sự quan tâm của đông đảo khách mời báo giới. Khởi động chương trình Gia đình sánh bước yêu thương Chăm sóc và nuôi dưỡng bé trai - chương trình truyền hình làm mẹ Nghén khi mang thai - Chương trình truyền hình làm mẹ

Thời gian qua, tạp chí Mẹ&Con nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Đặc biệt là những câu hỏi liên quan đến việc phát hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh Viêm phổi, các bệnh liên quan đến phế cầu khuẩn. Nhân ngày Phòng chống Viêm phổi Thế giới (12/11), Hội Y học Dự phòng phối hợp với Tạp chí Mẹ&Con cùng VPĐD GlaxoSmithKline (GSK) và BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1) tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Phòng chống viêm phổi, bảo vệ trẻ em”.

nhieu-kien-thuc-bo-ich-tai-toa-dam-phong-chong-viem-phoi-bao-ve-tre-em

Nội dung của buổi tọa đàm thu hút được sự quan tâm của các đơn vị truyền thông bởi những kiến thức bổ ích và thiết thực về bệnh Viêm phổi và các bệnh liên quan đến phế cầu khuẩn, dưới sự trình bày đầy sinh động, thiết thực và cách truyền đạt rất dí dỏm của bác sĩ Khanh.

Mở đầu buổi tọa đàm, BS Khanh cho rằng Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trung bình cứ 20 giây sẽ có 1 trẻ em tử vong vì viêm phổi. Như vậy có đến 4,300 sinh mạng trẻ em bị mất đi mỗi ngày vì Viêm phổi trên cầu. Con số biết nói này đã khiến nhiều bậc phụ huynh tỏ vẻ lo ngại, bởi trên thực tế trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi nhưng bệnh có những triệu chứng như ho, sốt, thở khò khè giống với cảm cúm thông thường nên không phải bậc cha mẹ nào cũng “bắt bệnh” được cho con. Vì vậy, có nhiều trường hợp khi đưa đến bệnh viện thì đã rất nặng.

nhieu-kien-thuc-bo-ich-tai-toa-dam-phong-chong-viem-phoi-bao-ve-tre-em

Trả lời cho những lo ngại nói trên, BS Khanh nhấn mạnh: “Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới, khởi phát nhanh và đột ngột. Bệnh có những triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè, thở nhanh, khó thở. Trong đó hai dấu hiệu có giá trị chẩn đoán Viêm phổi cao nhất là thở nhanh và rút lõm lồng ngực. Tiêu chuẩn thở nhanh theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới làhơn 60 lần/phút đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, hơn 50 lần/ phút với trẻ 2 – 12 tháng tuổi và hơn 40 lần/ phút với trẻ 1-5 tuổi.Để phát hiện rút lõm lồng ngực, phụ huynh có thể nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực. Trường hợp thấy rõ lõm sâu và dễ nhìn thấy, chắc chắn trẻ bị viêm phổi”.

Phế cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em và gây ra các bệnh phế cầu xâm lấn bao gốm viêm màng não và nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa cấp.  Trong đó trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị bệnh phế cầu, khoảng 75% bệnh phế cầu xâm lấn, 83% viêm màng não do phế cầu xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi.

nhieu-kien-thuc-bo-ich-tai-toa-dam-phong-chong-viem-phoi-bao-ve-tre-em

BS Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1

Một lưu ý đặc biệt mà BS Khanh dành cho các bậc phụ huynh, đó là vấn đề kháng thuốc. Theo bác sĩ Khanh, bệnh viêm phổi phế cầu ở Việt Nam được xếp vào loại Phế cầu kháng thuốc. Lý do nằm ở thói quen tự mua kháng sinh điều trị tại nhà của các bậc cha mẹ. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ khiến vi khuẩn phế cầu đề kháng với kháng sinh, bệnh ngày càng khó chưa hơn.

Như vậy, có phải khi thấy trẻ có dấu hiệu cảm sốt, nghi viêm phổi thì nên lập tức đưa đến bệnh viện không? Trả lời cho thắc mắc này của báo chí, BS Khanh đưa ra lời khuyên hữu ích, nên theo dõi bệnh trạng của con đến ngày thứ 3 xem có chuyển biến gì không. Điều quan trọng là cha mẹ hằng ngày nên theo dõi thói quen thở, nhịp thở của con. Khi con bệnh, nếu phát hiện thấy nhịp thở nhanh bất thường, khi hít vào lõm ngực thì đưa đến bệnh viện ngay, đừng để đến dấu hiệu tím tái.

Những kiến thức mà BS Khanh chia sẻ đã góp phần làm sáng tỏ rất nhiều băn khoăn về căn bệnh viêm phổi đầy nguy hiểm, cũng như đem lại nhiều kiến thức bổ ích về phòng chống viêm phổi cho những người làm cha làm mẹ nói riêng và cho cộng đồng nói chung.

Tags:

Bài viết liên quan