Mẹ&Con – Vậy là mẹ đã vượt qua tháng đầu tiên trong 40 tuần thai kỳ. Bây giờ, mẹ sẽ bước tiếp tới tháng thứ 2. Tuần thai kỳ thứ 5 có gì đặc biệt vậy nhỉ? Mời các mẹ tiếp tục tham khảo bài viết dưới đây của Mẹ&Con nhé!
Tuần 5 của thai kỳ
Ngày thai thứ 29 – 35 (ngày 43 – 49 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Vẫn chưa có bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào ở tuần thứ 5 trong tổng số 40 tuần thai kỳ, để những người xung quanh biết bạn mang thai vào thời gian này. Những thay đổi phổ biến nhất là ốm nghén, mệt mỏi, buồn ngủ… nhưng chỉ khoảng 50% phụ nữ mang thai bị mắc ốm nghén mà thôi.
Ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 6 của thai kỳ, biết cách đối phó với nó càng sớm, càng có lợi. Ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào, buổi sáng, buổi trưa hay buổi tối. Nếu ốm nghén trở nên nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chuyện gì đang diễn ra với em bé trong bụng?
Thai nhi trông giống như một chú nòng nọc hơn là một em bé vào thời điểm này. Trái tim nhỏ bé sẽ đập với một nhịp điệu đều đặn. Các cấu trúc trở thành mắt và tai đang hình thành. Bộ xương của bé cũng bắt đầu định hình.
Kích thước của em bé
Bé vẫn còn rất nhỏ, chỉ dài khoảng 0.29972cm. Chiều dài của bé được đo từ đỉnh đầu đến phía dưới cùng (đo kiểu CRL). Đo CRL được sử dụng cho đến khi thai 20 tuần tuổi, lúc này sẽ đo từ đỉnh đầu đến gót chân (CHL).
Những việc mẹ nên làm lúc này
Mẹ nên có cuộc hẹn với bác sĩ, chuẩn bị cho lần khám tiền sản đầu tiên.
Lời khuyên giúp cho việc mang thai trở nên tốt hơn
Nhiều người tự hỏi khi mang thai, mình nên tăng lên bao nhiêu cân là phù hợp? Trường đại học sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho rằng, trong suốt 40 tuần thai kỳ người mẹ nên tăng từ 11,5kg – 20kg là hợp lý. Cụ thể, đối với người thiếu cân nên tăng khoảng 18kg còn đối với người thừa cân, tăng khoảng tối đa là 15kg.
Lời khuyên cho các ông bố
Các ông bố hãy giúp vợ làm việc nhà, để vợ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sắp xếp công việc để chở vợ đi làm, đi ra ngoài, thăm khám…