Mẹ&Con – Trung bình ở tuần thai thứ 34 trong số 40 tuần thai kỳ, chiều dài của bé khoảng 44,5cm và cân nặng khoảng từ 2,3 – 2,5kg.
Tuần 34 của thai kỳ
Ngày thai thứ 232 – 238 (ngày 246 – 252 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Tuấn thai thứ 34 trong số 40 tuần thai kỳ, đầu tử cung của mẹ nằm cách trên rốn khoảng 14 cm. Số đo của mỗi thai phụ khác nhau, nên nếu thấy bụng bầu của mình nhỏ hơn người khác mẹ cũng đừng lo lắng. Điều quan trọng hơn cả, đó là tử cung của mẹ phát triển tốc phù hợp với cơ thể là được.
Thông thường lượng nước ối đạt mức cao nhất vào giữa tuần 34 và tuần 36. Tuần 37, lượng nước ối bắt đầu giảm để giúp bé có nhiều không gian di chuyển hơn. Nếu để ý kỹ, mẹ dễ dàng nhận thấy rằng những cử động của em bé sẽ khác đôi chút so với những ngày qua.
Điều thú vị ở tuần thai thứ 34 trong số 40 tuần thai kỳ, đó là ở nhiều mẹ bầu… rốn nhô ra ngoài hay trở nên cực kỳ nhạy cảm. Mẹ có thể dùng mảnh gạc nhỏ hoặc miếng dán urgo để che nó lại. Điều này sẽ rất hữu ích nếu rốn của mẹ nhô lên qua quần áo đấy!
Chuyện gì đang diễn ra với em bé trong bụng?
Song song với việc tiếp tục hình thành và dự trữ lớp mỡ dưới da để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sau khi được sinh ra, ở tuần thai thứ 34 trong số 40 tuần thai kỳ hệ thống thần kinh trung ương tiếp tục hoàn thiện, phổi đang phát triển tốt.
Sẽ là điều tuyệt vời, nếu em bé chào đời trong khoảng từ tuần thứ 38 – 40. Nhứng nếu trong trường hợp xảy ra sự cố nào đó không mong muốn, chào đời ở tuần thai thứ 34 bé vẫn có thể sống sót khỏe mạnh, mặc dù hơi nhẹ cân.
Kích thước của em bé
Trung bình ở tuần thai thứ 34 trong số 40 tuần thai kỳ, chiều dài của bé khoảng 44,5cm và cân nặng khoảng từ 2,3 – 2,5kg.
Tuần thứ 34, em bé đang dần xoay đầu vế phía tử cung (Ảnh minh họa)
Những việc mẹ nên làm lúc này
Khoảng thời gian này, nhiều bác sĩ bắt đầu thảo luận với thai phụ về những vấn đề chuẩn bị phục vụ cho việc sinh nở sau:
• Kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (Liên cầu khuẩn nhóm B gọi tắt là GBS, là một trong nhiều loại vi khuẩn thường sống trong trong cơ thể. Cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người “mang” GBS trong ruột và 1/4 chị em mang vi khuẩn này ở vùng kín. Hầu hết những người nhiễm GBS đều khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, GBS có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh).
• Các dấu hiệu nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa.
• Các gói đăng ký trước với bệnh viện
• Các lựa chọn để giảm đau
• Sinh mổ (nếu cần thiết)
• Các phương pháp ngừa thai sau khi sinh con
• Sắp lịch các cuộc hẹn những tuần còn lại của thai kỳ và sau khi sinh con.
Lời khuyên giúp việc mang thai tốt hơn
Có thể mẹ bầu đã biết được một số vấn đề cơ bản về việc chuyển dạ trong lớp hướng dẫn sinh con, nhưng ở tuần thứ 34 trong số 40 tuần thai kỳ này, hãy cùng Mẹ&Con xem lại một số thông tin cơ bản dưới đây nhé:
Quá trình sinh con có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiên bắt đầu vào lúc chuyển dạ, và kéo dài cho đến khi cổ tử cung đã giãn ra đến 10 cm.
- Giai đoạn thứ hai tiếp tục sau khi cổ tử cung giãn 10cm, cho đến khi em bé ra ngoài.
• Giai đoạn thứ ba liên quan đến việc xuất hiện nhau thai, và là giai đoạn ngắn nhất trong ba giai đoạn. Thông thường chỉ mất từ 5 – 30 phút để xử lý nhau thai.
Ở tuần trước, Mẹ&Con có đề cập tới việc cắt tầng sinh môn. Một trong những cách tốt nhất để tránh không phải rạch âm hộ là xoa bóp đáy chậu. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên mẹ nên bắt đầu làm như vậy từ 34 tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách xoa bóp đáy chậu ở lần thăm khám này nhé.
Lời khuyên cho các ông bố
Điều hữu ích bạn có thể làm cho vợ ở tuần 34 trong số 40 tuần thai kỳ, đó là giúp cô ấy xoa bóp đáy chậu. Đây là hình thức mát xa giúp kéo giãn các cơ bắp đáy chậu, hạn chế khả năng phải cắt tầng sinh môn.
Xoa bóp đáy chậu không phải là điều liên quan tới tình dục. Xoa bóp đáy chậu là một bài tập, và nó có thể giúp việc sinh con dễ dàng hơn. Hãy cố gắng giúp vợ xoa bóp đáy chậu 3 – 4 lần/ ngày cho tới lúc sinh con, các ông bố nhé.