Mẹ&Con – Tuần thứ 33 trong số 40 tuần thai kỳ, rò rỉ hoặc vỡ ối là điều rất quan trọng có khả năng sẽ xảy đến với thai phụ…
Tuần 33 của thai kỳ
Ngày thai thứ 225 – 231 (ngày 239 – 245 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Tuần thai thứ 33 trong số 40 tuần thai kỳ, đầu của tử cung đã nằm trên rốn tầm 13,3 cm. Tổng số cân mẹ tăng rơi vào khoảng 10 kg – 13 kg.
Điều đặc biệt ở tuần thứ 33 trong số 40 tuần thai kỳ này, đó là mẹ sẽ bị vỡ hoặc rò rỉ túi nước ối. Chỉ 1 trong 10 thai phụ cảm nhận được nước ối phun ra, và tình trạng này thường xảy ra ở nhà, nhất là lúc mẹ nằm trên giường nghỉ ngơi hoặc sau khi thức dậy. Nếu chỉ là rò rỉ nước ối, mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bị vỡ ối, ngay lập tức phải đến bệnh viện.
Ở thời điểm này, mẹ cũng nhớ không sử dụng băng vệ sinh, quan hệ tình dục hoặc làm bất cứ điều gì có khả năng đưa vi khuẩn vào âm đạo nếu bị các vấn đề về nước ối. Mẹ cần cho bác sĩ biết tình trạng nước ối (trong và không có mùi hay còn đặc điểm gì khác). Đặc biệt, nếu nó có màu xanh hay mùi hôi thì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Các sĩ sẽ đưa ra kết luận và cho mẹ biết phải làm gì sau đó.
Chuyện gì đang diễn ra với em bé trong bụng?
Da của em bé có vẻ bớt đỏ và bớt nhăn bởi chất béo đang tiếp tục được lưu trữ dưới da. Xương của bé bắt đầu cứng lại, ngoại trừ hộp sọ. Hộp sọ cần phải duy trì độ mềm dẻo cho tới lúc em bé chào đời.
Kích thước của em bé
Tuần thứ 33 trong số 40 tuần thai kỳ, em bé có chiều dài khoảng 42cm và nặng khoảng 2,1 – 2,3kg. Tăng trưởng của mỗi bé rất khác nhau, phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và gen di truyền.
Tăng trưởng của bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và gen di truyền. (Ảnh minh họa)
Những việc mẹ nên làm lúc này
Mẹ đã thảo luận việc cắt tầng sinh môn với bác sĩ chưa? Cắt tầng sinh môn là một vết rạch phẫu thuật (đôi khi) cần thiết để mở rộng lỗ âm đạo, giúp sinh em bé dễ dàng hơn.
Nhiều người thường không muốn cắt tầng sinh môn (trừ khi đó là điều bắt buộc). Nếu mẹ không muốn cắt tầng sinh môn, hãy tham khảo những biện pháp làm giảm bớt nguy cơ đau đớn khi sinh đẻ này nhé:
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt (da khỏe mạnh sẽ căng ra dễ dàng hơn).
- Tập bài thể dục kegels (tập thể dục cho cơ sàn chậu).
- Tập kiểm soát lực đẩy trong lúc sinh.
- Dùng gạc ấm và hỗ trợ trong quá trình sinh.
- Sử dụng các kỹ thuật xoa bóp đáy chậu.
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA), cắt tầng sinh môn thực sự có thể gây ra nhiều vấn đề nên ngày nay, việc cắt tầng sinh môn dần ít xuất hiện hơn trong các ca sinh nở.
Lời khuyên giúp việc mang thai tốt hơn
Nhiều thai phụ thắc mắc, không biết quan hệ tình dục vào thời điểm tuần thứ 33 trong số 40 tuần thai kỳ có an toàn không? Sẽ là an toàn nếu hai vợ chồng chỉ quan hệ nhẹ nhàng. Hai bạn có thể tham khảo thêm trên internet để biết các tư thế hoặc các mẹo, giúp cho việc quan hệ tình dục ở tam cá nguyệt thứ 3 thoải mái và thú vị hơn.
Lời khuyên cho các ông bố
Mặc dù còn một vài tuần nữa em bé mới chào đời, nhưng ở tuần thứ 33 trong số 40 tuần thai kỳ hai vợ chồng bạn cần thảo luận về việc tránh thai sau khi sinh em bé.
Hiện tại, vợ bạn đang trải qua rất nhiều các vấn đề khác nhau nên có thể cô ấy không nghĩ được thấu đáo. Hãy chủ động đề cập vấn đề này. Thêm vào đó, luôn nhớ rằng có một số biện pháp tránh thai không thể sử dụng được nếu vợ bạn đang cho con bú, và cho con bú không phải là một hình thức tránh thai an toàn!