Mẹ&Con – Bước sang tuần thai thứ 25, trong số 40 tuần thai kỳ, bé yêu trong bụng mẹ có chiều dài khoảng 33cm và nặng từ 0,7kg – 0,8kg.
Tuần 25 của thai kỳ
Ngày thai thứ 169 – 175 (ngày 183 – 189 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Vào tuần thứ 25 trong số 40 tuần thai kỳ, kích thước tử cung của mẹ ngang bằng với một quả bóng đá. Phần đỉnh tử cung di chuyển lên nằm khoảng giữa rốn và dưới xương ức.
Chuyện gì đang diễn ra với em bé trong bụng?
Thời điểm này, các bà mẹ thường mách nhỏ nhau những kinh nghiệm dân gian nhận biết mang thai con trai hay con gái (mặc dù chưa có một cơ sở khoa học nào khẳng định). Một số kinh nghiệm mà các mẹ thường rỉ tai nhau như:
- Nghe nhịp tim để biết bé giới tính của bé: Nếu nhịp tim của mẹ đập nhanh, tức đang mang thai bé gái còn nếu nhịp tim đập chậm, tức thai nhi trong bụng mẹ là một bé trai.
- Nhìn bụng đoán giới tính: Khi mang bầu, nếu bụng mẹ to và tròn thì phần lớn em bé trong bụng là con gái. Ngược lại, nếu bụng nhỏ và thấp thì chắc chắn là con trai
- Vết rạn da: Quan niệm này ít phổ biến hơn, song nhiều người vẫn tin vào việc các vết rạn da có liên quan tới giới tính thai nhi. Cụ thể: Nếu mang thai con gái, vết dạn da trên người mẹ sẽ có chấm tròn còn nếu mang thai con trai, phần lớn vết dạn ra trên người mẹ là những hình dọc thẳng.
Còn đối với khoa học, chỉ có 2 cách để xác định giới tính thai nhi: Đó là siêu âm hoặc chọc ối.
Tuy nhiên, ở tuần thai thứ 25 trong số 40 tuần thai kỳ siêu âm lại có thể không dự đoán giới tính của em bé chính xác 100%. Nguyên nhân là do sự sai sót trong quá trình siêu âm của các kỹ thuật viên siêu âm, y tá hoặc bác sĩ…
Với phương pháp chọc ối dựa vào gen di truyền, mức độ xác định giới tính thai nhi có vẻ chính xác hơn. Song nhược điểm của phương pháp này là không an toàn. Chỉ khi mẹ có biến chứng trong thời kỳ mang thai, các bác sĩ mới sử dụng phương pháp này.
Kích thước của em bé
Bước vào tuần thứ 25 trong số 40 tuần thai kỳ này, bé dài khoảng 33cm và nặng từ 0,7kg – 0,8kg.
Thai nhi trong bụng mẹ vào tuần thai thứ 25. (Ảnh minh họa)
Những việc mẹ nên làm lúc này
Theo tâm lý chung, các ông bố bà mẹ rất muốn có một bức ảnh siêu âm để làm kỉ niệm trong giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, cần xem xét tới vấn đề sức khỏe bởi siêm âm là biện pháp sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh chẩn đoán. Siêu âm nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng không được đi siêu âm ở những nơi không có đầy đủ thiết bị y tế đạt chuẩn. Theo Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm của Hoa Kỳ, chỉ những người có đào tạo như bác sĩ chuyên siêu âm hoặc bạn sĩ sản khoa mới được phép thực hiện siêu âm cho thai phụ, và phải thực hiện ở những nơi có sở vật chất đạt chuẩn.
Lời khuyên giúp việc mang thai tốt hơn
Tuần thai thứ 25 trong số 40 tuần thai kỳ, dù biết giới tính của em bé hay không vợ chồng bạn cũng nên bắt đầu suy nghĩ về việc đặt tên cho con. Bấm vào đây để tham khảo một số gợi ý tên hay dành cho bé yêu của Mẹ&Con.
Lời khuyên cho các ông bố
Hãy chăm sóc, tâm sự với vợ và con bạn nhiều thêm nữa nhé!