Mẹ&Con – Mẹ đã vượt qua 18 tuần thai kỳ và bước sang tuần thai kỳ thứ 19 trong tổng số 40 tuần thai kỳ. Ở tuần này, khó khăn lớn nhất mà mẹ phải đối diện có lẽ là chứng đau dây chằng tròn.
Tuần 19 của thai kỳ
Ngày thai thứ 127 – 133 (ngày 141 – 147 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Cơ thể mẹ thay đã đổi như thế nào?
Đau dây chằng tròn là phổ biến nhất trong khoảng thời gian tuần thứ 19 trong số 40 tuần thai kỳ. Nhiều chị em bắt đầu phàn nàn về việc bị đau nhói ở bụng, vùng hông hoặc ở cả hai bên. Một số người khác thậm chí còn cho biết, cơn đau xuất hiện cả ở vùng háng. Đau dây chằng tròn là điều bình thường của thai kỳ, vì cơ thể mẹ đã và đang tiếp tục trải qua rất nhiều thay đổi lớn nhỏ.
Chuyện gì đang diễn ra với em bé trong bụng?
Em bé tiếp tục phát triển, và sự phát triển đang diễn ra rất cụ thể. Ví dụ như thận đang tạo ra nước tiểu, tóc bắt đầu mọc trên da đầu.
Các bộ phận của não đảm nhiệm cho những giác quan riêng biệt. Nếu mẹ mang bé gái, ở tuần thứ 19 trong 40 tuần thai kỳ bé đã có 6 triệu quả trứng được hình thành trong buồng trứng. Thật bất ngờ phải không?
Kích thước của em bé
Trong tuần này, chiều dài của trẻ chỉ gần 17,9 cm và cân nặng 199 gram mặc dù đã phát triển trong suốt 19 tuần thai kỳ. Tuy chỉ là con số nhỏ, nhưng mẹ đừng lo lắng vì cơ thể của trẻ sẽ còn thay đổi rất nhiều.
Em bé ở tuần thứ 19 thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Những việc mẹ nên làm lúc này
Không chỉ thuốc tây, các loại thảo mộc cũng là điều đáng lưu tâm trong hành trình 40 tuần thai kỳ của mẹ. Có thể, trước đây mẹ đã quen với việc sử dụng các loại thảo mộc để điều trị một số loại bệnh nhưng bây giờ cơ thể mẹ đã khác. Mẹ đang mang thai, an toàn phải được đặt lên hàng đầu.
Mẹ không nên dùng bất cứ loại thảo mộc nào mà không thông qua ý kiến của bác sĩ. Nhiều loại thảo mộc mà mẹ nghĩ là hoàn toàn, vô hại lại có thể kích thích tử cung, gây ra sẩy thai đấy.
Lời khuyên giúp việc mang thai tốt hơn
Nhiều người chia sẻ, họ thường bị chóng mặt trong thai kỳ. Chứng chóng mặt khi mang thai thường là do hạ huyết áp hay huyết áp thấp. Bất cứ khi nào mẹ nằm xuống, tử cung cũng tạo áp lực lên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ – các mạch máu chính. Áp lực lên các mạch máu lớn được gọi là tụt huyết áp tư thế nằm.
Hạ huyết áp tư thế nằm có thể được giảm nhẹ bằng cách không nằm ngửa mà hãy nằm nghiêng khi ngủ. Hạ huyết áp cũng xảy ra vào lúc mẹ đứng dậy quá nhanh khi đang ngồi, đang quỳ gối. Chính sự thay đổi trọng lực đột ngột làm cho huyết áp của mẹ giảm, dẫn tới chóng mặt. Hãy đứng lên một cách từ từ để giảm triệu chứng này.
Lời khuyên cho các ông bố
Tuần 19 trong số 40 tuần thai kỳ, hãy tranh thủ làm mọi việc cùng vợ cũng như cùng vợ cảm nhận sự lớn lên của con bạn một cách vui vẻ, thoải mái nhất. Những việc rất nhỏ thôi nhưng kết quả mang lại lại rất lớn đấy.