Mẹ và Con - Một sự thật có phần lạ lùng rằng những ngày giãn cách xã hội, có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nhưng chúng ta lại thường dễ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống hơn. Vì sao lại xảy ra tình huống trái ngang đến thế?

Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ thường xuyên trong những ngày giãn cách xã hội khiến bạn “than trời”? Bạn có biết, đó là tình trạng chung của rất nhiều người hiện nay? Tại sao trong những ngày giãn cách có nhiều thời gian ngủ và nghỉ ngơi hơn chúng ta lại dễ buồn ngủ hơn bạn nhỉ?

Vì sao cơ thể mệt mỏi buồn ngủ dù ngủ rất nhiều?

1. Tiêu thụ quá nhiều Carbs tinh chế

Carbs là một nguồn cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể của bạn. Khi bạn ăn các loại thực phẩm chứa carbs, cơ thể sẽ phân hủy chúng thành đường, có thể được sử dụng để làm năng lượng giúp bạn hoạt động, làm việc, học tập,…

Tuy nhiên, ăn quá nhiều carbs tinh chế thực sự có thể khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ suốt cả ngày.

Khi bạn tiêu thụ đường và carbs tinh chế, chúng sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ làm cho tuyến tụy của bạn phải hoạt động để sản xuất một lượng lớn insulin nhằm lọc đường ra khỏi máu và vào tế bào của bạn. Lượng đường trong máu tăng vọt và giảm đột ngột sau đó có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức.

Hơn nữa, khi lượng đường giảm, bạn sẽ dễ cảm thấy thèm ăn và bắt đầu tiếp tục nạp các loại thực phẩm chứa carbs tinh chất khác. Điều này tạo thành một vòng lẩn quẩn khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ liên tục.

2. Ít vận động

Trong những ngày nghỉ dịch, vì có thời gian ngủ quá nhiều nên chúng ta thường trở nên thụ động hơn. Chúng ta lười tập thể dục hay thậm chí nằm cả ngày trên giường chỉ để sử dụng điện thoại, xem phim. Điều này khiến chúng ta rơi vào trạng thái cơ thể mệt mỏi buồn ngủ không có lý do, không đủ năng lượng để làm bất cứ điều gì.

cảm thấy mệt mỏi

3. Rối loạn giấc ngủ

Giãn cách xã hội, ở nhà có nhiều thời gian hơn nhưng lại ngủ ít hơn? Chúng ta thường xuyên xem tivi, bấm điện thoại, lướt mạng xã hội đến tận khuya? Thiếu ngủ hoặc ngủ không đúng lúc có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn và vô tình khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ không kiểm soát.

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ Hoa Kỳ, người lớn cần ngủ trung bình bảy giờ mỗi đêm để có sức khỏe tốt nhất có thể. Quan trọng hơn, trong giấc ngủ bạn cần được nghỉ ngơi và không bị gián đoạn khi ngủ để cho phép bộ não của bạn trải qua tất cả năm giai đoạn của mỗi chu kỳ ngủ. Hãy cố gắng để ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ bạn nhé!

4. Không ăn đủ calo

Tiêu thụ quá ít calo có thể gây ra cảm giác kiệt sức. Khi bạn ăn quá ít calo, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ tự động bị chậm lại để tiết kiệm năng lượng, có khả năng khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ. Nếu bạn đang tranh thủ những ngày giãn cách xã hội để cắt giảm calo, ăn kiêng và giảm cây, đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn cảm thấy kiệt sức.

Tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao, tuổi tác và các yếu tố khác mà cơ thể chúng ta cần một lượng calo khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết mọi người yêu cầu tối thiểu 1.200 calo mỗi ngày để ngăn chặn quá trình trao đổi chất chậm lại. Vì thế, để duy trì mức năng lượng hằng ngày, bạn cần tránh cắt giảm mạnh lượng calo nạp vào cơ thể.

cơ thể mệt mỏi buồn ngủ

5. Không nạp đủ protein

Những ngày giãn cách xã hội, việc mua lương thực, thực phẩm trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể vô tình khiến bạn chưa thể bổ sung protein cần thiết, từ đó dẫn đến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ.

Trong một nghiên cứu được thực hiện với các sinh viên đại học Hàn Quốc, những người ăn thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng và đậu ít nhất hai lần một ngày ít cảm thấy mệt mỏi hơn những người ít bổ sung protein trong khẩu phần ăn. Do đó, có thể thấy, việc tiêu thụ đủ protein là điều vô cùng quan trọng để duy trì sự trao đổi chất và ngăn ngừa cơ thể mệt mỏi buồn ngủ. Hãy cố gắng bổ sung thật nhiều protein bạn nhé!

6. Uống không đủ nước

Một sự thật rằng… càng ở nhà nhiều, ít vận động thì chúng ta lại càng lười uống nước! Mất nước có thể khiến bạn choáng váng, thiếu sức sống, không có động lực để hoạt động. Đặc biệt, mất nước còn làm cho cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, khó tập trung và không thể giữ cơ thể tỉnh táo.

Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần uống nhiều nước nhưng không uống nước ngọt có ga, các loại nước quá nhiều đường hoặc có chứa nhiều caffein là được.

7. Căng thẳng, mệt mỏi

Những ngày giãn cách xã hội, chúng ta phải đối diện với nhiều vấn đề như nỗi lo mắc Covid-19, gánh nặng kinh tế, áp lực công việc… Điều này đã đẩy mức độ căng thẳng của bạn tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến năng lượng hoạt động trong ngày và chất lượng cuộc sống của bạn.

áp lực

Căng thẳng quá mức có thể khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ và cảm thấy bực bội khó chịu. Vì thế, bạn hãy thử thả lỏng cơ thể, tập yoga và thiền để cân bằng cảm xúc của mình, giúp bạn tỉnh táo hơn bạn nhé!

Làm sao khi cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ thường xuyên

Nếu bạn đang cảm thấy uể oải, khó chịu, không có năng lượng để làm bất cứ việc gì, bạn có thể thử áp dụng một số bí quyết sau đây:

  • Dành ra 15-30 phút mỗi ngày để tập thể dục: Việc luyện tập, hoạt động sẽ giúp bạn thoải mái hơn, khỏe khoắn hơn, lấy lại năng lượng cho những hoạt động khác diễn ra trong ngày
  • Dọn dẹp nhà cửa, trang trí lại các góc thân quen: Không chỉ là một hoạt động để giữ vệ sinh không gian sống mà việc thay đổi từ một góc nhàm chán trong nhà trở thành một địa điểm mới lạ, thú vị hơn sẽ giúp bạn trở nên vui tươi, phấn khởi hơn. Tinh thần thoải mái cũng là một cách để bạn lấy lại năng lượng, đẩy lùi tình trạng cơ thể mệt mỏi buồn ngủ
  • Ăn uống lành mạnh: Bạn có thể lên thực đơn cho các bữa ăn trong tuần để đảm bảo cung cấp đầy đủ protein và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, cần chú ý uống nhiều nước, tránh tình trạng cơ thể mất nước bạn nhé!
  • Ngoài ra, bạn nên chú ý không sử dụng tivi, điện thoại trước khi ngủ 30 phút, cố gắng ngủ đúng giờ, không thức quá khuya để tránh rối loạn giấc ngủ bạn nhé!

buồn ngủ

Bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi buồn ngủ vô cùng khó chịu? Hãy kiểm tra xem mình có đang mắc phải những nguyên nhân Tạp chí Mẹ và Con vừa bật mí phía trên hay không để tìm cách khắc phục bạn nhé!

Bài viết liên quan