Mẹ&Con – Thời tiết giao mùa, trẻ sơ sinh do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non nớt nên dễ bị cảm lạnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cách phòng tránh và điều trị căn bệnh này cho bé nhé! Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh những điều mẹ nên biết "Đuổi" nhanh cảm lạnh bằng các thực phẩm có trong bếp 9 cách giúp bé “tạm biệt” cảm lạnh mà không cần thuốc

Tại sao trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc cảm lạnh?

Lý do mà trẻ sơ sinh thường là đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất là vì hệ miễn dịch của các bé chưa trưởng thành và không đủ sức để kháng lại hơn 200 vi-rút gây ra cảm lạnh.

cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Hệ miễn dịch non yếu là nguyên nhân chính khiến bé dễ bị cảm lạnh nhất (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, trong giai đoạn phát triển sự tò mò rồi dùng răng, lưỡi cắn, liếm các đồ vật xung quanh cũng là nguyên nhân dễ khiến bé nhận một lượng lớn vi-rút cảm lạnh.

Phân biệt cảm lạnh với cúm, di ứng và nhiều căn bệnh khác

Nếu bé bị cảm lạnh, dấu hiệu đầu tiên bạn nhìn thấy là chảy nước mũi với chất nhầy dày đặc có màu xám, vàng hoặc xanh lá cây. Sau đó, bé có thể xuất hiện chứng ho và sốt nhẹ.

Bên cạnh đó, nếu bé bị cảm lạnh nặng còn có các biểu hiện sau và đây là thời điểm mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay:

– Bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, sốt chạm ngưỡng 38 độ C (đo ở hậu môn) kèm theo ho dữ dội.

– Cơn nóng kéo dài hơn hai ngày.

– Ho nhiều, thở nhanh, khò khè hoặc hổn hển.

– Buồn ngủ thất thường hoặc thay đổi đột ngột thói quen ăn, ngủ.

– Các triệu chứng cảm lạnh không cải thiện sau 5-7 ngày.

Cơ thể bé có thể hạ sốt sau khi triệu chứng cảm lạnh hết, lúc này bé sẽ ăn uống gần như bình thường hoặc ăn ít hơn một chút. Nếu bé vẫn khó chịu, không ăn uống được ngay cả khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống thì bé rất có thể đã mắc căn bệnh khác nghiêm trọng hơn, chứ không đơn giản chỉ là cảm lạnh.

Ngoài ra, cúm hay những căn bệnh khác thường khởi phát đột ngột và sẽ kèm theo tiêu chảy, nôn mửa. Trong khi, cơn sốt cảm lạnh chỉ xuất hiện khi bé bị sổ mũi và ho trước đó.

Nếu bé bị dị ứng, các biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ngứa ngáy trên da sẽ xuất hiện và có thể kéo dài đến vài tuần, thậm chí vài tháng. Ngoài ra, dị ứng cũng không gây ra sốt cho bé.

Điều trị triệu chứng cúm

Cúm do vi-rút gây ra và thường không phải dùng đến thuốc kháng sinh cũng sẽ tự khỏi sau một thời gian, nếu mẹ biết cách hỗ trợ điều trị triệu chứng cho cơ thể bé.

Điều trị triệu chứng cúm cho trẻ

Bé bị cảm lạnh nên được nghỉ ngơi nhiều hơn (Ảnh minh họa)

Việc đầu tiên mẹ nên làm khi bé bị cảm lạnh là hãy cho bé nghỉ ngơi thật nhiều và bổ sung đầy đủ nước. Đối với các bé dưới 4 tháng tuổi, chỉ cần sữa mẹ hoặc sữa công thức là đã đảm bảo dinh dưỡng.

Nếu bé bị nghẹt mũi, thở khò khè vì cảm lạnh, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc ống thông mũi để làm giảm bớt tình trạng khó chịu này cho mũi của bé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý rằng, việc sử dụng ống thông mũi để hút chất nhầy hay nhỏ, xịt nước muối sinh lý không nên thực hiện nhiều hơn 2-3 lần/ngày. Bởi điều này có thể khiến mũi bé bị khô rát, tổn thương và viêm nhiễm.

Thuốc ho và cảm lạnh không an toàn cho trẻ sơ sinh

Các bác sĩ tại Học viện Nhi khoa Mỹ khuyên rằng, thuốc ho, cảm không có hiệu quả đối với các bé dưới 6 tháng tuổi và đôi khi chúng còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc ho và cảm lạnh sẽ không thể ngăn chặn biến chứng của cảm lạnh như viêm tai, nhiễm trùng xoang cho bé. Ngoài ra, mẹ tuyệt đối tránh dùng thuốc aspirin cho bé vì có thể gây ra hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cao. Tốt nhất, bé bị cảm lạnh khi dùng đến bất cứ loại thuốc nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Phòng tránh cảm lạnh cho bé

– Các thành viên trong gia đình hay bất kỳ ai khi chuẩn bị tiếp xúc với bé nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước.

– Cách ly bé với người bị cảm lạnh, vì vi-rút cúm có thể tồn tại trong không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, từ đó lây nhiễm sang bé qua con đường hô hấp.

– Nuôi còn bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để bé nhận được những lợi ích tuyệt vời từ sữa mẹ. Khoa học đã chứng minh trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng cao hơn những đứa trẻ khác.

– Tránh cho bé ở trong môi trường có khói thuốc lá. Bởi, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá không những dễ mắc bệnh vê hô hấp mà còn dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hơn những đứa trẻ không tiếp xúc với khói thuốc.

– Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng, đồ chơi, nhà cửa của bé bằng các chất khử trùng để hạn chế vi-rút gây cảm lạnh trú ẩn gây bệnh cho bé.

Tags:

Bài viết liên quan