Mẹ&Con - Nhiều bậc phụ huynh có thói quen chơi đùa với con bằng cách rung lắc người bé hoặc tung bé lên cao mặc dù cách này có thể khiến bé khoái chí. Nhưng nguy hiểm khôn lường. Dưới đây là những lý do thuyết phục các bậc phụ huynh không nên rung lắc và tung hứng trẻ lên cao. Những điều nguy hiểm mẹ nên biết về viêm xoang ở trẻ em Thiếu máu ở trẻ em Hiểu về bệnh thận ở trẻ em

Thường xuyên rung lắc, tung hứng con là cha mẹ đang giết con! 

– Rất nhiều người không biết việc này nguy hiểm. Xem những bức ảnh, thỉnh thoảng bạn cứ hay thấy cảnh bố “tung” con lên cao, hoặc bế xốc con nâng lên hạ xuống liên tục như trò “đi tàu bay” để làm bé cười nắc nẻ. Bạn xem những bức ảnh ấy và cảm thấy thật thích thú với “tình cha con”!

rung lắc trẻ

– Các bác sĩ cho biết ngay cả trong trường hợp không bị cánh quạt, thì chỉ riêng chuyện rung lắc, tung hứng bé kia đã có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến bé rồi. Trẻ có thể bị nôn ói, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, lồng ruột, tổn thương não ngay cả trong trường hợp không xảy ra chấn thương do bị rơi!

Những mối nguy khi cha mẹ thường xuyên tung hứng và rung lắc trẻ

– Hội chứng trẻ bị lắc còn gọi là tổn thương não lạm dụng là một hội chứng hay gặp, có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu bị tổn thương não nặng. Hội chứng này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nhất là từ sơ sinh đến 8 tháng vì có liên quan đến đặc điểm cơ thể của trẻ ở độ tuổi này.

– Bạn cần biết một điều rất quan trọng rằng, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đầu trẻ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 cơ thể, não bộ chưa phát triển nhiều, lại nằm trôi nổi trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh. Khi bị rung lắc mạnh, nhất là động tác tung hứng, quay vòng tròn quá mạnh, khối não sẽ di chuyển theo quán tính vật lý và có thể bị va đập vào hộp xương sọ làm não bị sưng phù, áp lực nội sọ tăng lên và tổn thương các mạch máu trong não.

tung hứng trẻ

– Các tổn thương não sẽ để lại nhiều di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh, co giật, thậm chí gây tử vong.

– Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là bố mẹ thường không biết trẻ bị tổn thương vì rung lắc mạnh do người lớn gây nên. Rất nhiều trường hợp xem đây là trò chơi “thể hiện tình cảm” với con. Nhiều trường hợp, trẻ bị tổn thương kéo dài, từ ngày này qua ngày khác. Khi thấy con giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, ít khi mỉm cười, bố mẹ vẫn tưởng con bị “ốm” hay có vấn đề sức khỏe gì, mà không biết đó là do trò tung hứng, rung lắc của mình gây nên.

Mãi cho đến khi trẻ bị nặng, không nhìn được, co giật, nôn mửa, ngừng thở, tím tái, hôn mê… bố mẹ mới hốt hoảng đưa con vào bệnh viện và “ngơ ngác” khi nghe bác sĩ báo rằng trẻ gặp phải tình trạng như thế chính là do trò tung hứng, rung lắc.

– Đa số hội chứng rung lắc thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, trong đó, tỉ lệ mắc hội chứng rung lắc xảy ra cao nhất ở trẻ nhũ nhi (0-6 tháng tuổi). Não của trẻ nhỏ còn khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.

Nguy hiểm khôn lường nếu cha mẹ thường xuyên rung lắc và tung hứng trẻ 4Tung hứng rung lắc gây tổn thương não bé

– Những tổn thương này có thể là vĩnh viễn nên bạn cần từ bỏ ngay “trò chơi” ẵm con nâng lên cao, hạ xuống, ẵm con quay vòng vòng với “dự định” làm bé thích thú. Các nghiên cứu cho thấy, những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn. Trường hợp rất nặng có thể dẫn đến tử vong. Bạn hãy nhớ thật rõ điều này để đừng bao giờ lặp lại những sai lầm tai hại, gây ảnh hưởng nặng nề đến đứa con bé bỏng của mình nhé!

 T.H

Tags:

Bài viết liên quan